xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xả rác bậy, phải lao động công ích

THU HỒNG

Tại phường 13, quận Gò Vấp, TP HCM, vi phạm xả rác ra môi trường không chỉ bị xử phạt tiền mà còn bị buộc khắc phục hậu quả bằng cách dọn rác vừa thải ra, làm sạch khu vực đầy rác thải khác

"Tôi sợ đến già, không dám xả rác bậy nữa". Ông H., một người lỡ xả rác xuống khu vực cầu Trường Đai (phường 13, quận Gò Vấp, TP HCM), nói như mếu sau khi dọn gần 200 kg rác dọc chân cầu và phải bỏ ra 300.000 đồng thuê xe ba gác đổ hết số rác này vào bãi trung chuyển. Trước đó, ông H. bị UBND phường 13 lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xả rác không đúng nơi quy định với mức phạt 4 triệu đồng. Sau khi đóng phạt, dọn rác, ông H. mới lấy được xe máy ra về.

Giữ ôtô tiền tỉ để buộc người vi phạm dọn rác

Trưa nắng gắt, dưới chân cầu 59, 5 thành viên tổ tự quản mặc thường phục ngồi chốt trực, xử lý kịp thời những trường hợp xả rác bậy. Trên thành cầu phía bên phải là tấm bảng tuyên truyền với mức phạt kèm khẩu hiệu "Người có văn hóa không xả rác", bên trái cầu là tấm bảng dán hình ảnh lao động công ích của người vi phạm.

Anh Lê Minh Đức - Tổ trưởng Tổ tự quản kiêm Trưởng Ban Bảo vệ dân phố (BVDP) phường 13, quận Gò Vấp - cho biết anh em phải chốt trực giờ cao điểm (giữa trưa, chiều tối hoặc nửa đêm lúc đường vắng) để phát hiện, xử lý người lén lút mang rác ra bỏ.

Xả rác bậy, phải lao động công ích - Ảnh 1.

Cầu 59 hiện nay đã sạch sẽ dù từng là điểm đen về rác. Ảnh: THU HỒNG

Hai năm trước, trên cây cầu dài khoảng 40 m này, rác tràn ngập hai bên đến hơn nửa cầu, chỉ còn đủ chỗ xe cộ qua lại. Rác đủ loại, từ rác chợ đến rác sinh hoạt, tấm nệm…, ai đi qua cũng bịt mũi. Không thể để tình trạng này tiếp diễn, năm 2018, UBND phường 13 thí điểm lập tổ tự quản gồm 5 thành viên là BVDP kiên trì tuần tra, bắt quả tang người vi phạm; mời về UBND phường để lập biên bản vi phạm hành chính và buộc lao động công ích xong mới được lấy xe về.

Anh Đức cho biết để buộc người vi phạm lao động công ích, UBND phường phải tạm giữ phương tiện là xe máy, xe đạp, xe ba gác, thậm chí có trường hợp là ôtô, xe bán tải… trị giá cả tỉ đồng. Sau khi dọn xong, có hình ảnh đầy đủ, UBND phường sẽ giao trả phương tiện. Cũng có trường hợp ban đầu cự cãi, dùng quan hệ để gây khó dễ cho tổ tự quản nhưng khi đưa về phường, tất cả đều bị xử lý nghiêm sau khi tổ tự quản trưng đầy đủ hình ảnh vi phạm.

Từ khi thành lập tổ tự quản đến nay đã có hơn 100 vụ vi phạm xả rác bị đưa về phường, các điểm nóng về rác như khu vực cầu Trường Đai, cầu 59, bờ kè khu phố 2, 3, 4 nay đã sạch sẽ, giảm hơn 90% rác thải.

Thưởng nóng cho tổ tự quản

Phường 13 là một trong những phường đầu tiên của quận Gò Vấp thí điểm thành lập Tổ tự quản với 5 thành viên là BVDP vừa hỗ trợ công tác an ninh trật tự vừa tuần tra, chốt chặn những điểm nóng bảo vệ môi trường trên địa bàn. Ông Trương Hồng Phong, Chủ tịch UBND phường 13, cho biết do địa bàn có nhiều bãi đất trống, kênh rạch, gầm cầu… nên người dân lén lút mang rác ra đổ, phường đã dùng nhiều biện pháp từ tuyên truyền đến vận động nhưng hiệu quả không đáng kể. Khi Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực với mức phạt cao, lãnh đạo phường nhận thấy bên cạnh tuyên truyền phải xử phạt nghiêm, buộc người vi phạm phải khắc phục hậu quả mới mong tình trạng xả rác thuyên giảm.

Xả rác bậy, phải lao động công ích - Ảnh 2.

Người vi phạm được yêu cầu thu dọn rác sau khi bị lập biên bản vi phạm hành chính. Ảnh: TỔ TỰ QUẢN CUNG CẤP

"Nhiều người vi phạm cự cãi, không đồng ý lao động công ích vì cho rằng họ chỉ bỏ một bịch rác thì dọn bịch rác đó. Tuy nhiên, chúng tôi yêu cầu phải thực hiện nghiêm, nếu không sẽ gửi thông tin về cơ quan họ làm việc hoặc nơi thường trú. Một số trường hợp đổ chất thải như cơm thừa xuống kênh, khi bị buộc thu dọn rác cũng không chịu, lấy cớ đổ nước thải làm sao dọn, chúng tôi nói sẽ chặn dòng chảy thì họ vội làm ngay. Cuối cùng, hầu hết các trường hợp vi phạm đều chấp nhận lao động công ích" - ông Phong cho biết.

Tổ tự quản là lực lượng quan trọng giúp công tác bảo vệ môi trường hiệu quả. Để duy trì bền bỉ nhiều năm nay, bên cạnh động viên tinh thần, UBND phường đã thưởng nóng 400.000 đồng/trường hợp phát hiện vi phạm cho tổ tự quản. Điều đặc biệt, tiền thưởng nóng do người dân tự nguyện hỗ trợ khi họ thấy đường sá, kênh rạch sạch hơn trước.

Nhân rộng mô hình tổ tự quản

Ông Ngô Toại Chương, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Gò Vấp, cho biết việc thí điểm tổ tự quản tại phường 13 đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Do đó, từ năm 2018, mô hình này được khuyến khích nhân rộng tại 16 phường trên toàn quận. Tất cả địa phương đều có lực lượng BVDP ngoài chức năng hỗ trợ an ninh trật tự thì nên đưa thêm nhiệm vụ giám sát bảo vệ môi trường.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo