xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xin hết sức thận trọng!

TS Nguyễn Hoàng Chương

Mấy ngày gần đây, tôi dõi theo vụ việc Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc (VAS) không cho 41 học sinh (HS) học tiếp sau vụ lùm xùm học phí.

Làm giáo dục, dẫu là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục, việc cho HS ngừng học là lựa chọn chẳng đặng đừng. Với phụ huynh (PH), bức xúc học phí rồi gay cấn với nhà trường, việc học của con em bị ảnh hưởng, cũng là việc bất khả kháng. Là nhà giáo, xin có mấy chia sẻ.

Trước hết, học trường quốc tế thì học phí và các hoạt động sử dụng dịch vụ học tập tại trường được thực hiện bằng hợp đồng. Dịch Covid-19 là tình huống đặc biệt, khó lường, bên A và bên B trong hợp đồng đều chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh. Tìm tiếng nói chung (tháo gỡ khó khăn) cần sự thấu hiểu của PH và nhà trường.

Thứ hai, giải thích lý do việc không tiếp nhận HS cho năm học tới, theo VAS: "Nhóm PH này đã liên tục tổ chức các hoạt động biểu tình trước cổng trường, gây mất trật tự, ảnh hưởng môi trường học tập của HS". Tôi nghĩ việc đó (nếu có), trường cùng PH bàn bạc, không được thì có cơ quan quản lý giáo dục cấp trên, đường cùng thì tranh tụng tại tòa. HS nào có tội tình gì, VAS có "giận cá chém thớt"?

Thứ ba, trong số 41 HS mà VAS vừa cho ngừng học, có em đã nhiều năm theo học trường quốc tế, có em chuẩn bị vào lớp 12. Phương pháp giảng dạy, các hoạt động bổ trợ, thực hiện chương trình tại trường quốc tế là đặc thù. Bây giờ HS đột ngột thay đổi môi trường học tập, khó đấy! Vậy nên, nếu PH có tranh kiện là việc lâu dài, còn trước mắt, cần thực hiện yêu cầu của trường về học phí để việc học của con em mình không bị ảnh hưởng, chớ giận quá rồi mất khôn! Con trẻ còn bạn bè, thầy cô tại trường, nếu biết chuyện có em mặc cảm. Để con em rơi vào cảm xúc tiêu cực đó, "học giá" nào trả lại sự bình thường?

Thứ tư, VAS có thể đúng, VAS cần sự chung tay của PH để gỡ khó vì tác động của dịch do Covid-19. Học phí tựa "cây đèn thần" giúp giải quyết khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, không vì lợi ích trước mắt rồi ra quyết định đúng nhưng "cứng". Trường quốc tế hoạt động ở Việt Nam, văn hóa Việt da diết lắm, người Việt lúc khó luôn sẻ chia, tình cảm đó đa chiều nhưng có chiều ưu tiên từ phía nhà cung cấp dịch vụ. Buông bỏ một lúc 41 HS (tuy chiếm một tỉ lệ nhỏ trong 9.000 HS của trường), nguồn thu từ học phí giảm không đáng kể nhưng thương hiệu của trường, những lời khuyên HS đậm chất bao dung, về đâu?

Cuối cùng, giải quyết thấu tình đạt lý cho 41 HS mà VAS vừa ra quyết định ngừng học, quản lý giáo dục cấp trên nên vào cuộc ở hai vai: trọng tài và cố vấn. Hãy giúp PH và VAS lắng lòng, tất cả vì con, vì HS, Sở Giáo dục và Đào tạo là chất xúc tác, tôi tin sẽ cho kết quả tốt. Vạn bất đắc, không thỏa thuận được, hãy giới thiệu cho PH tìm chỗ học mới cho con em họ, phù hợp với nơi học cũ. Giáo dục trong công cuộc đổi mới, tiếp tục có nhiều thành phần tham gia ngoài vai trò nhà nước. Hội PH có con em theo học các trường quốc tế, hội đồng các trường phổ thông quốc tế..., khi hữu sự, hội viên thông qua tổ chức của mình giải quyết những tranh chấp. Sự đơn độc, đôi khi gây hiệu ứng tâm lý không tốt, dễ rơi vào điểm hung mà hệ lụy là những việc làm nông nổi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo