xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xóa thói quen xả rác, dễ hay khó?

Nguyễn Mai Anh

Chỉ mỗi chuyện bỏ rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi nhưng mặc cho chính quyền ra sức tuyên truyền, vận động, thậm chí đề ra nhiều quy định xử phạt, rác vẫn đầy trên đường phố

Từ ngày 1-2-2017, Nghị định số 155/2016/NÐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường có hiệu lực. Đến nay đã gần 2 năm, những hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường vẫn không được cải thiện, người dân vẫn thản nhiên xả rác bừa bãi ngay sát lòng đường, miệng hố ga thoát nước, trạm xe buýt…

Thói quen khó bỏ

Một người phụ nữ uống xong trái dừa thản nhiên "tống" vào miệng hố ga trước cửa nhà ngay ngã tư đèn tín hiệu. Trước câu hỏi "nhiều chuyện" của tôi, bà phẩy tay: "Có người quét rác, móc cống mà. Lo chi nhiều dữ vậy?".

Chắc chắn cách nghĩ và hành động của người phụ nữ này không phải là cá biệt khi mỗi ngày trên đường phố, chúng ta bắt gặp vô số hình ảnh từ người già đến thanh thiếu niên uống xong ly nước, ăn xong gói bánh, hút xong điếu thuốc…, thẳng tay ném xuống đường hoặc ngay tại chỗ ngồi dù thùng rác cách đó không xa. Nhiều miệng hố ga thoát nước trở thành thùng chứa rác, kênh rạch bị nghẽn dòng chảy bởi đủ thứ rác thải được ném xuống đó… 

Bao nhiêu "Ngày chủ nhật xanh" được các địa phương tổ chức, bao nhiêu nỗ lực tuyên truyền, vận động từ cấp TP đến phường xã, cuối cùng đường phố, bến xe, công viên, kênh rạch…, nhưng rồi cuối cùng đường phố đâu đâu cũng đầy rác. Mới đây, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường TP, rác thải nơi công cộng khoảng 2.300 tấn/ngày. Thật khủng khiếp!

Rác thải bôi bẩn TP được cho là văn minh, hiện đại nhất nước; làm méo mó cái nhìn của khách du lịch về công dân TP "ở dơ". Xả rác bừa bãi gần như là một thói quen xấu khó bỏ của không ít người dân TP. Nguyên nhân từ đâu? Trước hết, đó là do ý thức kém, lười biếng, thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm đối với cộng đồng và có cả suy nghĩ "người khác làm thì mình cũng làm". Cứ thế, lâu dần trở thành chuyện bình thường. Đến nỗi ai có thói quen bỏ rác vào giỏ xách của mình lại bị xem là… kỳ dị.

Xóa thói quen xả rác, dễ hay khó? - Ảnh 1.

Rác thải đầy đường phố TP HCM sau một lễ hội. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Quyết tâm thì làm được

Trị căn bệnh xả rác bừa bãi này khó hay dễ? Không khó nhưng cũng không dễ. Vì sao?

Người Việt Nam khi du lịch Singapore và một số nước văn minh, có ai dám công khai ném lon nước, bao bì, đầu thuốc… xuống đường phố? Xin thưa rằng không. Cái gì ngăn họ lại? Vì sợ bị phạt nặng. Vì không ai có hành động xả rác ra đường phố.

Như vậy, thói quen xấu vẫn có thể sửa được, vấn đề là sửa như thế nào và bắt đầu từ đâu? Thiết nghĩ, trước tiên phải có sự đồng lòng, quyết tâm của người dân và chính quyền. Tuy nhiên, một khi ý thức người dân còn kém thì đóng vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định chính là các cơ quan quản lý nhà nước.

Đó là việc phải tăng cường tuyên truyền, vận động, thường xuyên nhắc nhở người dân nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống; đưa vào chương trình giáo dục những bài học về trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội, ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường... Mỗi cán bộ công chức, viên chức phải làm gương trong cuộc sống hằng ngày, hạn chế sử dụng túi ni-lông, phân loại rác, tiết kiệm giấy, thu dọn rác sạch sẽ, gọn gàng ở nơi công cộng... 

Bên cạnh đó, chính quyền phải trang bị nhiều thùng rác nơi công cộng, xây dựng các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ và không tốn phí. Đặc biệt, thói quen xấu cần có thời gian và điều kiện để thay đổi thì giải pháp hiệu quả trước mắt chính là sử dụng công cụ pháp luật. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm xử lý, răn đe những tổ chức, cá nhân có hành vi làm tổn hại đến môi trường. 

Luật đã có, vậy thì chính quyền các cấp cần áp dụng ngay quy định pháp luật, xử phạt nghiêm bất kỳ ai cố tình vi phạm. Phạt thật nặng, thật quyết liệt nhưng công bằng và công khai thì còn ai dám xả rác nữa? 

Mức phạt cao

Theo quy định của Nghị định 155/2016/NÐ-CP, người có hành vi gạt tàn thuốc lá, bỏ mẩu thuốc lá nơi công cộng bị xử phạt lên tới 1 triệu đồng. Hành vi vứt rác thải sinh hoạt, phóng uế không đúng quy định ở khu chung cư, khu dịch vụ, thương mại, nơi công cộng, bị phạt từ 1 đến 3 triệu đồng. Với hành vi vứt rác thải sinh hoạt ở nơi công cộng thì mức phạt từ 5-7 triệu đồng... So với những quy định trước đây, mức xử phạt theo Nghị định 155/2016/NÐ-CP cao hơn nhiều lần.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo