xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo tồn nguồn gien loài đỉnh tùng quý hiếm

Bài và ảnh: Đức Nghĩa

Đỉnh tùng sinh trưởng ở độ cao trên 800 m tại khu vực núi Sa Mù (Quảng Trị)

Đỉnh tùng là loài thực vật cổ, được ghi nhận sinh trưởng ở độ cao trên 800 m tại khu vực núi Sa Mù, thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa - phía Tây tỉnh Quảng Trị với diện tích hơn 23.000 ha.

Đây là khu vực có tính đa dạng sinh học cao và là nơi giao lưu giữa các luồng thực vật Bắc - Nam, khu vực Đông Dương. Rừng nơi đây còn tương đối tốt, độ che phủ trên 92,96% với nhiều kiểu sinh cảnh, thảm thực vật phong phú, đa dạng và độc đáo.

Cơ quan chức năng đã ghi nhận Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có 1.327 loài thực vật bậc cao thuộc 158 họ; trong đó có 195 loài nguy cấp, quý hiếm như: hoàng đàn giả, bảy lá một hoa, lan hài đài cuộn… Đây là nơi duy nhất ở tỉnh Quảng Trị có sự hiện diện của loài đỉnh tùng (tên khoa học là Cephalotaxus hainanensis), thuộc nhóm "nguy cấp" trong Sách đỏ thế giới và "sẽ nguy cấp" trong Sách đỏ Việt Nam.

Một đỉnh tùng cổ thụ tại khu vực núi Sa Mù, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Một đỉnh tùng cổ thụ tại khu vực núi Sa Mù, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

Tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, đỉnh tùng mọc rải rác ở khu vực núi đất thường xanh, xen kẽ với các loài cây gỗ nhỏ. Không ít đỉnh tùng cổ thụ có đường kính lên đến gần 2 m, cao trên 15 m. Thống kê sơ bộ của Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cho thấy khu vực Sa Mù có hàng trăm cây đang sinh trưởng, phát triển tốt. Nhiều cây đã cho hạt và cây con mọc lên dưới tán rừng.

Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, cho biết đỉnh tùng là loài thực vật có nguồn gien quý hiếm và độc đáo. Gỗ đỉnh tùng có chất lượng nổi trội, trong khi hạt và một số bộ phận của cây có dược tính cao. Tuy nhiên, do là loài hạt trần nên đỉnh tùng tiềm ẩn nguy cơ biến mất nếu không có phương án bảo tồn hiệu quả.

"Để bảo tồn đỉnh tùng, thời gian qua, Ban Quản lý Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã thu thập hạt và ươm trồng cây giống. Việc này nhằm xây dựng nguồn gien loài đỉnh tùng tại chỗ để bảo tồn" - ông Hoan thông tin. Theo ông, về lâu dài, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa sẽ xây dựng đề án cụ thể để bảo tồn nguồn gien loài thực vật quý hiếm, độc đáo này.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo