xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vở diễn trăm năm

Tường Phước

Bàn thắng bị khước từ oan uổng của đội Anh trong trận gặp Đức ở vòng hai khiến nhiều người liên tưởng đến nỗi đau kéo dài âm ỉ 44 năm qua của người Đức khi trọng tài ngày ấy công nhận một bàn thắng chưa phải là bàn thắng của đội tuyển Anh ở VCK World Cup 1966.

Một cách nhanh nhẩu, họ gọi đó là chuyện... quả báo, đã gieo gió thì nay đội Anh phải cắn răng... gặt bão. Cộng với chuyện các trọng tài công nhận bàn thắng được ghi trong tư thế việt vị của đội Argentina trong trận gặp Mexico sau đó không lâu, sự non kém tắc trách của đội ngũ cầm cân nảy mực, thói bảo thủ của FIFA bị đưa lên bàn mổ. Giải đấu uy tín nhất hành tinh đối diện  nguy cơ suy giảm chất lượng và bị tẩy chay...

img

Niềm vui của CĐV Đức sau khi đội nhà vào tứ kết. Ảnh: REUTERS

 
Những ồn ã quanh năng lực trọng tài bỗng làm nổi bật một thực tế: Sân cỏ dường như vẫn sống hoài với ký ức, các nhà đạo diễn tài ba nhưng vô hình của môn thể thao vua cứ thích dùng  lại kịch bản cũ mèm. Thì đấy, cú sút như trời giáng của Lampard bật vào xà ngang bây giờ giống đến từng chi tiết nhỏ pha dứt điểm của Geoff Hurst trên sân Wembley gần nửa thế kỷ trước. Cũng từ chân một người Anh khi đương đầu với các đối thủ Đức trong một trận sống còn, cũng trong không gian căng thẳng, quyết liệt dâng trào.
 
Khác biệt duy nhất - cũng là chi tiết khơi nguồn liên tưởng về sự trả giá - nằm ở chỗ đối tượng hưởng ưu đãi từ quyết định sai lầm của trọng tài năm xưa trở thành kẻ thiệt thòi oan ức ngày nay. Nếu ngày ấy, sai lầm của trọng tài trở thành chỗ dựa an ủi cho thất bại của  người Đức thì bây giờ, không ít người Anh cũng tìm đến năng lực hạn chế của vua áo đen để xua đi phần nào nỗi buồn về nước giữa chừng. Nên nhớ rằng đây là chuyện xảy ra ở một VCK World Cup, bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về mọi góc cạnh của vận hội. Chỉ cần hình dung ngày ngày ở tất cả sân chơi thuộc đủ cấp độ trên hành tinh này, từ phong trào đến chuyên nghiệp, từ thành thị đến thôn quê xảy ra biết bao pha bóng có hình vóc và tính chất tương tự, người ta sẽ thấy hết sự... nhàm chán vì lặp lại của bóng đá. Cũng vậy, pha ghi bàn sai luật của tiền đạo Argentina vào lưới đội Mexico diễn ra đầy rẫy hằng ngày nhưng các nạn nhân nào mấy ai có dịp lên tiếng, trừ khi nó xuất hiện trong một giải đấu có tiếng tăm!
 
Đã bảo đó là chuyện muôn thuở của sân cỏ rồi kia mà! Kịch bản trăm năm vẫn cứ ngang nhiên đem ra “xài” lại. Buồn vui cũng cứ thế tiếp tục làm thổn thức, rạo rực lòng người, trăm năm trước, bây giờ và chắc chắn mãi đến ngàn sau. Lạ lùng thay, cũ là thế nhưng diễn lại vẫn lấy được nước mắt, nụ cười của thiên hạ; biết chẳng có gì mới song mấy ai yêu môn thể thao này có đủ dũng cảm để từ chối một trận cầu!
 
Hãy để sân cỏ diễn hoài kịch bản cũ, hãy để trái bóng kể đến ngàn sau câu chuyện nhàm chán nhưng thầm kín của riêng mình...
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo