xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không gây ảnh hưởng đến người dân khi sắp xếp đơn vị hành chính

PHAN ANH

(NLĐO) - Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần phải xử lý về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trụ sở dôi dư.

Chiều 20-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2023-2030, chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo.

80 phường thực hiện sắp xếp

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, TP HCM đang thực hiện đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.

TP HCM là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị đặc biệt, đầu tàu kinh tế của đất nước. Để bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, không gây xáo trộn lớn trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, thành phố đã vận dụng các yếu tố đặc thù theo Nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không gây ảnh hưởng đến người dân khi sắp xếp đơn vị hành chính- Ảnh 1.

Quang cảnh phiên họp chiều 20-8

Do đó, đến năm 2030, TP HCM không có đơn vị cấp huyện phải sắp xếp, mà thực hiện sắp xếp 80 phường thuộc địa bàn 10 quận để hình thành 38 phường mới, giảm 39 phường sau sắp xếp.

Tại kỳ họp thứ 17, HĐND TP HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2030 của thành phố như trên.

Nhiều ý kiến tại phiên họp bày tỏ cần đảm bảo chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp; có phương án xử lý trụ sở dôi dư tránh lãng phí; nhất là đảm bảo chuyển đổi giấy tờ cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng do thực hiện sắp xếp...

Sau sắp xếp phải ổn hơn, tốt hơn

Phát biểu chỉ đạo phiên họp, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần phải xử lý về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trụ sở dôi dư. Nhất là chế độ, chính sách để khi triển khai thực hiện hạn chế tối đa những phát sinh không tích cực trong đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Bí thư Thành ủy TP HCM nhấn mạnh nguyên tắc sau sắp xếp phải tốt hơn, ổn hơn. Khi thực hiện sắp xếp hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.

Bí thư Nguyễn Văn Nên: Không gây ảnh hưởng đến người dân khi sắp xếp đơn vị hành chính- Ảnh 2.

Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu chỉ đạo tại phiên họp chiều 20-8

Để tiếp tục triển khai hiệu quả, đảm bảo thời gian, tiến độ và đúng tinh thần chỉ đạo trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2023-2030, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu tiếp tục truyền thông rộng rãi và sâu đến các đối tượng liên quan.

Đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân nhận thức được việc sắp xếp đơn vị hành chính là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nội dung rất quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.

"Đây là công việc không mới nhưng luôn là công việc nhạy cảm, phức tạp, tác động đến các cơ quan, tổ chức trong hệ thống; đồng thời ảnh hưởng đến tư tưởng, đời sống, sinh hoạt của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động"- Bí thư Thành ủy TP HCM nhìn nhận.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp diễn ra trong thời điểm TP HCM triển khai thực hiện rất nhiều việc lớn. Do đó, cần có phương pháp hiệu quả từ truyền thông về công tác tư tưởng, công tác tổ chức hết sức chặt chẽ và đồng bộ để không mất thời gian khi triển khai thực hiện.

Bí thư Thành ủy TP HCM cũng đề nghị Ban Điều hành tiếp tục chỉ đạo Tổ giúp việc khẩn trương hoàn thiện những nội dung để trình cấp thẩm quyền. Đây là công việc vừa cấp bách vừa quan trọng, buộc phải làm nếu không có chuẩn bị tốt sẽ làm không kịp.

Song song đó, khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành liên quan tiếp thu, hoàn thiện các cái văn bản, các đề án có liên quan, nhất là nội dung trình cho HĐND TP HCM về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau sắp xếp, đảm bảo người ở lại hay người đi đều yên tâm. Đây là công việc hết sức quan trọng.

Đối với việc sắp xếp, xử lý tài sản công, Bí thư Thành ủy TP HCM cho rằng cần chủ động, nghiên cứu để xử lý, tránh lãng phí.

Bí thư Thành ủy TP HCM cũng đề nghị các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát cần xây dựng chương trình giám sát, lắng nghe ý kiến phản biện của xã hội để kịp thời uốn nắn, xử lý những phát sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức người dân liên quan sau sắp xếp.

Mặt khác, Ban Chỉ đạo, Ban Điều hành tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, xử lý những phát sinh. Sở Nội vụ hoàn thiện đề án để đảm bảo tiến độ trình lên Trung ương. Quan tâm, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự khối Đảng, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội ở những phường thực hiện sắp xếp.

Theo Bí thư Thành ủy TP HCM, sắp xếp đơn vị hành chính với số lượng lớn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý nhà nước, phát triển kinh tế, không tránh khỏi ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong quá trình thực hiện.

Vì vậy, cần phải quan tâm công tác truyền thông, công tác tư tưởng, vận động, kịp thời lắng nghe tâm tư, tình cảm của cán bộ, công chức, viên chức và người dân; khi sắp xếp tránh làm xáo trộn không cần thiết.

Bí thư Thành ủy TP HCM cho biết khi tiến hành sắp xếp phải chấp nhận sự thay đổi nhất định trước mắt nhưng sau đó sẽ ổn. Trong quá trình thực hiện sắp xếp phải nhanh chóng lắng nghe và xử lý những vướng mắc phát sinh, nhất là thủ tục hành chính. Đồng thời tăng cường các mối quan hệ, mở các kênh để tăng tương tác, lắng nghe phản ánh của người dân với chính quyền; chuyển đổi các loại giấy tờ, thủ tục có liên quan; để không phiền hà, ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống của người dân.

Đầu tháng 8-2024, Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn TP HCM trong giai đoạn 2023 – 2030.

Theo đó, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi làm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có 3 Phó Ban, gồm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP HCM Nguyễn Hồ Hải, Chủ tịch HĐND TP HCM Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Phước Lộc. Ban Chỉ đạo còn có 10 thành viên.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo