xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cuộc thi viết về chủ quyền: Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền

HOÀNG VIỆT

Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo, hoàn thiện phương án đối phó các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền

Việt Nam là quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với khu vực và thế giới. Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biển luôn gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước, con người Việt Nam.

Lấn biển để dựng nước, thông qua biển để giữ nước

Việt Nam nằm bên bờ biển Đông, có vùng biển trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ của thế giới). Không nơi nào trên đất nước ta cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000 đảo lớn, nhỏ, chủ yếu nằm ở vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2. Trong đó, 3 đảo có diện tích hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích hơn l km2 và hơn l.400 đảo chưa có tên.

Vì vậy, biển gắn bó mật thiết, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước ta.

Biển Đông được bao bọc bởi 10 quốc gia và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan - Trung Quốc. Theo ước tính sơ bộ, biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của khoảng 300 triệu dân ở các nước và vùng lãnh thổ này.

Biển Đông được xem là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Bốn phía biển Đông đều có đường thông ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có những hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh trên biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua hoặc liên quan đến biển Đông.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền - Ảnh 1.

Cần tăng cường hoạt động tuyên truyền về chủ quyền biển đảo trong trường học Ảnh: QUANG LIÊM

Có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy nên từ lâu, biển Đông đã là nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển không chỉ của các nước trong vùng mà còn của một số cường quốc hàng hải trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp ở vùng biển này.

Trên biển Đông có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng địa lý, lịch sử và pháp lý cụ thể, rõ ràng chứng minh thực tế lịch sử không thể tranh cãi về sự chiếm hữu thực sự, hòa bình và thực thi liên tục chủ quyền trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Luật Biển Việt Nam được kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 21-6-2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013 đã xác định rõ "Quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa… thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam".

Biển, đảo với Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo Việt Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của đại dương.

Phát huy sức mạnh toàn dân

Trong bối cảnh môi trường an ninh thế giới đầy biến động, khó lường như hiện nay, càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó".

Một là, tăng cường tuyên truyền cả trong nước và ngoài nước về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước. Tích cực kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp trên biển Đông.

Hai là, cần hoàn thiện các hành lang pháp lý, các thể chế quản lý và hoạt động để khai thác tiềm năng và lợi thế về biển, phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo với các hoạt động đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực.

Ba là, kiên quyết đấu tranh chống âm mưu của bên ngoài lấn chiếm biển đảo, biến vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam thành vùng tranh chấp; đồng thời phát huy sức mạnh toàn dân, tạo thế và lực để giải quyết các bất đồng trên biển một cách hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.

Mặt khác, chúng ta có thể mở rộng chính sách, liên kết phát triển kinh tế ở các khu vực biển thuộc quyền chủ quyền của ta với những nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, nhằm tạo ra những đối tác đan xen lợi ích trong phát triển kinh tế biển.

Bốn là, chúng ta một mặt cần chú trọng đầu tư phát triển chương trình bám biển, đánh bắt xa bờ, bảo vệ và hỗ trợ ngư dân trong các hoạt động đánh bắt cá; một mặt củng cố lực lượng dân quân biển, các hải đoàn tự vệ, các lực lượng chấp pháp để kiểm soát, ngăn chặn kịp thời những hoạt động vi phạm chủ quyền biển đảo nước ta. Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo đóng quân, nhà giàn DK1; hoàn thiện phương án đối phó với các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo.

Năm là, chúng ta cần tăng cường giao lưu quốc tế, phối hợp tuần tra, diễn tập, cứu hộ - cứu nạn trên biển nhằm góp phần giữ vững môi trường ổn định, triệt tiêu nguy cơ xung đột trên biển.

Sáu là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ về quản lý và phát triển kinh tế biển để có thể khai thác, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường biển.

Có thể khẳng định việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với việc gìn giữ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế. 

Gắn liền với đổi mới giáo dục, chúng ta cần mang lịch sử xác lập, thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào giảng dạy trong chương trình học phổ thông và đại học để giáo dục, nâng cao lòng yêu nước, ý thức về bảo vệ chủ quyền cho thế hệ trẻ.
Mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần 3 năm 2022 - 2023. Tham khảo thông tin chi tiết tại: https://nld.com.vn/cuoc-thi-chu-quyen-quoc-gia-bat-kha-xam-pham-n1433.htm.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo