xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vẫn nồng ấm nhựa sống trong lòng ta...!

Facebook Nguyễn Quang Liêm

(CPN) - Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu rồi đến nhạc sĩ Phan Nhân ra đi trong cùng ngày 29-6, để lại bao tiếc nuối cho người hâm mộ những tác phẩm đậm dấu ấn của hai nhạc sĩ này.

Không có những từ ngữ hàn lâm như những dòng nhạc khác, nhạc của nhạc sĩ Phan Nhân cứ mộc mạc, chân chất như nụ cười hồn nhiên của ông. Hơi nổi tiếng hơn một chút, những ca từ hùng tráng của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu lại thấm sâu vào lòng người tuy ông có bề ngoài ốm yếu, thư sinh như hình ảnh một anh chàng học trò xứ Quảng Nam mang cây mandolin đi theo đoàn quân giải phóng Nam tiến ngày nào. 

 

Nhạc sĩ Phan Nhân. Ảnh: Phong Quang
Nhạc sĩ Phan Nhân. Ảnh: Phong Quang

 

Cùng là những nhạc sĩ trưởng thành trong kháng chiến, đi xuyên suốt cùng dân tộc qua 2 cuộc chiến vệ quốc và giải phóng vĩ đại, nhạc của 2 ông cụ Phan cứ thấm sâu nhẹ nhàng vào lòng mọi người. Cả những người lính từ 2 phía đều ít nhất một lần nghêu ngao: "Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi. Nào có xá chi đâu ngày trở về" để hồi tưởng những ngày đầu nổ súng gian khổ. Hay với những người bạn già, câu hát nhẹ nhàng, đầy yêu đời "Vẫn nồng ấm nhựa sống trong lòng ta. Vẫn nồng ấm tình nghĩa bao ngày qua" khiến ai đó chợt rơi nước mắt vì câu từ khiến chúng ta chợt nhìn lại, chợt thấy yêu đời và đáng sống hơn cho "một cuộc đời vẫn đẹp sao!" của những người bạn già.

Một người họ Phan, một người họ Nguyễn nhưng đều thành danh với chữ Phan đầu tiên, riết rồi ai cũng nghĩ ông Phan Nhân họ Phan. Một ông miền trung gắn với những bài hát về lạc quan, hy vọng, một ông ở Long Xuyên lại nổi tiếng với bài Hà Nội niềm tin và hy vọng hay Chú ếch con, Vườn cây của ba.

 

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Ảnh: BTC THMX
Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu. Ảnh: BTC THMX

 

Đều là nhạc đỏ, đều là nhạc thiếu nhi và những ca từ mộc mạc, thế nhưng những lời hát của cả Phan Huỳnh Điểu và (Nguyễn) Phan Nhân đều không dễ dãi bởi câu chữ, giai điệu trau chuốt, trữ tình, ngay cả trong thể loại hành khúc, như Cuộc đời vẫn đẹp sao, Hành khúc ngày và đêm, Sợi nhớ sợi thương..  hay Hà Nội niềm tin và hy vọng, Thành phố của tôi, Em ở nơi đâu, Bài ca cho em... 

Rất khó để thể hiện nhạc của cả 2 ông già này, bởi lồng trong cái bi là sự hùng tráng, lồng trong cái tôi là hào khí chung của dân tộc, lồng trong nỗi nhớ là sự động viên, lạc quan hướng đến ngày đoàn tụ. Nhạc thiếu nhi đậm chất dễ thương, trong sáng nhưng đầy tính giáo dục nhẹ nhàng. Nhạc người già thì lại chung nhau ở điểm lạc quan, yêu đời để vui sống chứ không bi quan, chán nản vì làm khổ con cháu. Nhưng cũng rất dễ thể hiện ca khúc của cả 2 ông cụ này, bởi giai điệu sâu lắng, nhẹ nhàng, có chút đời thường và nằm sẵn đâu đó trong trái tim của mỗi người.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo