xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru

Hoàng Thanh

(NLĐO) – Với người Chu Ru, chiếc nhẫn bạc không chỉ là đồ trang sức mà còn là điều thiêng, minh chứng cho tình yêu đôi lứa.

Dịp Tết Nguyên đán này, tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, đang trưng bày, triển lãm các cổ vật của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Trong đó có bộ nhẫn cưới cổ của người Chu Ru.

Du khách đến đay vào dịp này sẽ được chiêm ngưỡng 30.000 cổ vật thể hiện các tinh hoa, văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc ở Tây Nguyên. Trong số này, có bộ nhẫn cưới cổ của người Chu Ru hết sức độc đáo mà không dân tộc nào có được.

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru- Ảnh 1.

Bộ nhẫn cưới cổ của người Chu Ru đang được trưng bày tại Gia Lai

Ông Đặng Minh Tâm (63 tuổi, tỉnh Lâm Đồng, chủ nhân bộ nhẫn) cho biết người dân tộc Chu Ru quan niệm nhẫn bạc không chỉ là đồ trang sức mà còn là vật đính ước linh thiêng giữa người con gái và người con trai, là vật không thể thiếu trong mỗi đám cưới.

Các dân tộc khác ở Tây Nguyên chỉ có cặp nhẫn cho cô dâu, chú rể, nhưng với người dân tộc Chu Ru thì tất cả người thân trong dòng tộc đều được tặng nhẫn đeo để kỉ niệm ngày cưới. Do đó, trong đám cưới của người dân tộc Chu Ru có thể có đến 60-100 chiếc nhẫn bạc.

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru- Ảnh 2.

Những chiếc nhẫn đồng cổ vật cũng đang được trưng bày tại đây

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru- Ảnh 3.

Nhẫn bằng ngà voi, một trong những biểu tượng của sự giàu có của người dân tây Nguyên

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru- Ảnh 4.

Nhiều đồ trang sức khác

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru- Ảnh 5.

Một chiếc nhẫn bằng ngà voi

Nhẫn của người Chu Ru được chế tác bằng cách đúc từ bạc. Việc chế tác phải qua nhiều công đoạn phức tạp, tỉ mỉ, đòi hỏi người nghệ nhân phải khéo tay, tinh tế. Để đúc nhẫn, trước tiên phải tạo mẫu, tạo khuôn, nấu bạc và cuối cùng là hoàn thiện.

Trong đó, bước tạo mẫu là khó khăn, tỉ mỉ nhất. Mẫu nhẫn được làm từ sáp ong. Sáp ong sẽ được nghệ nhân nấu cho tan chảy, sau đó nhúng thanh gỗ tròn đường kinh từ 1cm – 1,5cm vào để sáp ong bao xung quanh, khi khô lại thì cắt nhỏ ra tạo hình. Sở dĩ nghệ nhân chọn sáp ong làm mẫu vì đây là loại vật liệu mềm, dễ chế tác, dễ tan chảy.

Sau khi đã hoàn thiện, mẫu nhẫn sẽ được nhúng vào hỗn hợp đất sét trộn lẫn phân trâu rồi mang phơi khô tạo thành khuôn. Khi khuôn đã khô, người nghệ nhân đem nung nóng cho sáp ong tan chảy rồi đổ ra ngoài.

Bộ nhẫn cưới của người Chu Ru- Ảnh 6.

Hàng ngàn cổ vật thể hiện nét văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên đang được trưng bày trong không gian mở ở Gia Lai

Lúc này, người nghệ nhân chỉ nấu bạc chảy ra và đổ vào khuôn nhẫn thông qua phễu bằng lá dứa. Bước này phải làm hết sức chậm, cẩn thận vì chỉ cần sơ sẩy, khuôn nhẫn sẽ bị vỡ ra. Cùng với đó, củi để nung bạc phải dùng cây Ka Siu vì loài cây này có sức nóng lớn, không bị dính vào khi bạc tan chảy. Sau khi đổ bạc vào, chiếc khuôn sẽ được nhúng vào nước lạnh để tan ra, khi đó chiếc nhẫn bạc đã thành hình, người nghệ nhân cắt bỏ phần dư thừa, đánh bóng là hoàn thiện.

Với người dân tộc Chu Ru, nhẫn cưới được chia thành nhẫn trống cho chú rể và nhẫn mái cho cô dâu. Trong đó, chiếc nhẫn trống được làm cầu kì, họa tiết tỉ mỉ hơn cả.

Người Chu Ru làm nhẫn bạc giỏi nhất

Theo ông Đặng Minh Tâm, việc làm nhẫn bạc kĩ thuật cao, giỏi nhất của người Chu Ru hiện nay chỉ còn ông Ya Tuất (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng). 


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo