xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức, viên chức mới nhất

GIANG NAM

(NLĐO) - Việc xác định vị trí việc làm giúp đảm bảo công tác quản lý nhân sự, phân bổ nguồn lực hiệu quả và nâng cao chất lượng công việc của viên chức, công chức

Khái niệm về vị trí việc làm được định nghĩa khác nhau giữa công chức và viên chức. Dưới đây là căn cứ xác định vị trí việc làm công chức, viên chức mới nhất:

Đối với công chức: Vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trí công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 3 Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008).

Đối với viên chức: Vị trí việc làm là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng, là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (khoản 1 Điều 7 Luật Viên chức năm 2010).

Như vậy, vị trí việc làm của viên chức và công chức là các công việc hoặc chức vụ cụ thể trong một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công lập, mà người đó được giao đảm nhận.

Vị trí việc làm của công chức là căn cứ để tuyển dụng, nâng ngạch và điều động công chức. Còn vị trí việc làm của viên chức là căn cứ để xác định số lượng cũng như cơ cấu viên chức để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý đối tượng này trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức, viên chức mới nhất- Ảnh 1.

Vị trí việc làm của viên chức và công chức là các công việc hoặc chức vụ cụ thể trong một cơ quan nhà nước hoặc tổ chức công lập

Căn cứ xác định vị trí việc làm hiện nay

Căn cứ xác định vị trí việc làm của công chức và viên chức được tổng hợp trong bảng dưới đây:

Đối tượng

Căn cứ xác định vị trí việc làm

Cơ sở pháp lý
Công chức

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP

Viên chức

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP

Căn cứ phân loại vị trí việc làm

Nhìn chung, căn cứ phân loại vị trí việc làm của công chức và viên chức khá giống nhau. Cả hai đều dựa vào khối lượng công việc và theo tính chất, nội dung công việc để phân loại vị trí việc làm theo quy định. 

- Phân loại theo khối lượng công việc: xác định dựa trên cơ sở vị trí việc làm do một hay nhiều người đảm nhiệm; hoặc vị trí việc làm kiêm nhiệm.

- Phân loại theo tính chất, nội dung công việc, gồm các yếu tố sau:

Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý. Ví dụ: Thủ trương, Phó Thủ trưởng, Trưởng Ban, Trưởng phòng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Đội trưởng, Trạm trưởng…;

Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên ngành. Ví dụ: các vị trí chuyên viên…;

Vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung: Đối với công chức: tài chính, kế hoạch và đầu tư, thanh tra, pháp chế, hợp tác quốc tế, tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, văn phòng và một số vị trí việc làm đặc thù khác; Đối với viên chức: hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập.

Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ. Ví dụ: nhân viên y tế, nhân viên bảo vệ, nhân viên lái xe, nhân viên lễ tân…

Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức, viên chức mới nhất- Ảnh 2.

Căn cứ phân loại vị trí việc làm của công chức, viên chức dựa vào khối lượng, tính chất và nội dung công việc

Bảng lương theo vị trí việc làm sau cải cách tiền lương

Căn cứ quy định tại Thông tư 10/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ thì tiền lương cán bộ công chức, viên chức được tính như sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì hiện nay, các cấp quản lý, lãnh đạo của nhiều cơ quan đang xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Như vậy, hiện tại thì việc trả lương cho công chức, viên chức căn cứ theo 5 bảng lương sau:

- Bảng lương chuyên gia cao cấp;

- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước;

- Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, theo Nghị quyết 27-NQ/TW 2018 về cải cách chính sách tiền lương thì dự kiến kể từ ngày 01-7-2024, cơ cấu tiền lương mới của công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương được tính như sau:

Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + Các khoản phụ cấp (30% tổng quỹ lương).

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xây dựng hai bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ thống năm bảng lương của công chức, viên chức đang được sử dụng.

Trả lương theo vị trí việc làm là việc căn cứ vào từng chức danh, chức vụ, cơ cấu tổ chức trong công chức, viên chức để xác định mức lương cụ thể cho từng đối tượng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo