icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần đảm bảo tính minh bạch và ổn định trong cơ chế giá điện

Lê Thúy

(NLĐO) - Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của QH Phan Đức Hiếu cho rằng yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo tính minh bạch và ổn định trong cơ chế giá điện.

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Tiến Thỏa, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tại Tọa đàm "Bảo đảm điện cho tăng trưởng - Yêu cầu và giải pháp" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng ngày 7-5.

Giá điện mua cao – bán thấp sẽ trở thành giá bao cấp cho toàn xã hội  - Ảnh 1.

Các khách mời tham dự tọa đàm. Ảnh: VGP

Theo chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa, giá điện hiện nay có 3 bất cập lớn. Thứ nhất, mang tính bao trùm và có thể coi là điểm nghẽn, đó là: Giá điện của chưa thực hiện theo cơ chế giá thị trường, trong nhiều năm qua không được tính đúng tính đủ các chi phí đầu vào để sản xuất ra 1 kWh điện. Bên cạnh đó, giá điện chưa được khắc phục tình trạng mua cao bán thấp diễn ra trong nhiều năm.

Thứ hai, giá điện phải gánh quá nhiều mục tiêu, thường gọi là đa mục tiêu.

Thứ ba, cơ chế bù chéo trong giá điện như bù chéo giữa các hộ sinh hoạt với nhau, bù chéo giữa giá điện sinh hoạt và giá điện sản xuất, bù chéo giá điện giữa các vùng miền khác nhau.

Từ những bất cập đó, gây ra những hệ quả. Điển hình là điện không được tính đúng tính đủ thì sẽ lỗ, giá điện sẽ không phản ánh đúng giá trị của 1 kWh điện đã sản xuất ra.

Như vậy, "giá điện sẽ trở thành giá bao cấp cho toàn xã hội, dẫn đến việc khó khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển nguồn và lưới điện" - ông Thỏa nói.

Theo đó, chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa cho rằng cần phải chuyển điều hành giá điện sang thực hiện theo cơ chế giá thị trường thông qua việc tính đúng, tính đủ giá điện và phải sửa biểu giá điện hiện hành để xử lý những bất cập; phải bỏ bù chéo với giá điện và xử lý bằng chính sách khác về giá điện giữa các vùng miền cho phù hợp.

Điều chỉnh hợp lý, không tạo "cú sốc"

Liên quan tới giá điện, chuyên gia năng lượng Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và tăng trưởng xanh, cho biết vấn đề không đơn giản chỉ là "giá điện tăng hay giảm", mà là làm thế nào để giá điện phản ánh đúng bản chất chi phí sản xuất, đảm bảo ổn định, bền vững trong đầu tư và vận hành hệ thống điện quốc gia.

Nhiều quốc gia phát triển hiện cũng đang chuyển dần sang cơ chế thị trường trong xác lập giá điện - minh bạch, đầy đủ yếu tố chi phí và gắn với xu hướng đầu tư năng lượng sạch.

Nếu Việt Nam duy trì mức giá điện thấp hơn chi phí thực tế trong thời gian dài, có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh tạm thời cho sản xuất hoặc an sinh xã hội. Tuy nhiên, điều này tiềm ẩn nguy cơ mất cân bằng trong đầu tư hạ tầng, không đảm bảo cung ứng điện ổn định, thiếu bền vững về lâu dài.

Ông Hà Đăng Sơn nhấn mạnh giải pháp căn cơ là cần một lộ trình điều chỉnh giá điện hợp lý, minh bạch, và tiệm cận thị trường, phản ánh đầy đủ các chi phí cấu thành, trong khi vẫn đảm bảo không tạo ra "cú sốc" về giá cho người dân và nền kinh tế. "Việc cân bằng giữa thị trường hóa giá điện và ổn định xã hội là một bài toán khó nhưng bắt buộc phải giải" - ông Sơn nói.

Trong khi đó, Đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu, Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, nhấn mạnh yếu tố quan trọng nhất là đảm bảo tính minh bạch và ổn định trong cơ chế giá điện. Đó cũng là hai tiêu chí mà ông luôn nhấn mạnh trong các chính sách về năng lượng.

Bên cạnh đó, Đại biểu Phan Đức Hiếu lưu ý rằng trong việc thu hút xã hội hóa đầu tư vào ngành điện, ngoài yếu tố minh bạch và ổn định, còn cần đảm bảo một yếu tố là tính hợp lý của chi phí.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo