xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cạnh tranh đại học

HỒ PHI

Vụ 136 giảng viên, nhân viên của Trường Đại học Quảng Bình yêu cầu trường trả nợ lương quả thật khá hy hữu trong bối cảnh tuyển sinh đại học ồ ạt hiện nay.

Vụ việc sẽ khó có kết quả khi chính hiệu trưởng của trường thừa nhận đã không còn nguồn thanh toán. Niên học 2023 - 2024, trường chỉ tuyển được 300 sinh viên, trong khi có đến 236 giảng viên, nhân viên (99 người hưởng lương ngân sách). Với tỉ lệ còn lại, 2,2 sinh viên phải "nuôi" 1 giảng viên/nhân viên thì đúng là hiệu trưởng đã… hết cách.

Trường Đại học Quảng Bình nằm trong số gần cả trăm trường đại học địa phương nở rộ trong hơn chục năm qua. Năm 2009, cả nước có 150 trường đại học. 10 năm sau, cả nước có thêm gần 100 trường, nâng tổng số trường đại học lên 239. Con số này ban đầu là niềm tự hào của ngành giáo dục và nhiều địa phương. Nó cho thấy quy mô phát triển của bậc đại học, học sinh có nhiều lựa chọn hơn.

Về phía địa phương, lý do cấp tập xây dựng trường đại học được đưa ra rất hợp lý là đào tạo nguồn lao động cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Nhưng sâu xa hơn, nhiều lãnh đạo địa phương xem trường đại học như là biểu tượng học vấn hơn là thực chất đào tạo. 

Sau vài năm, hàng chục trường phải đối diện nguy cơ đóng cửa vì thiếu người học. Học phí thu vào không trang trải nổi chi phí hoạt động mà ngân sách địa phương cũng khó gánh nổi cả cơ sở đào tạo với hàng trăm con người. Đóng cửa thì khó coi nên nhiều nơi chuyển cho Bộ Giáo dục và Đào tạo để ghép vào các trường khác. Một số khác thì thoi thóp cầm cự và dần "đứt hơi" như câu chuyện ở Quảng Bình.

Đại học cũng như nhiều ngành nghề khác là phải chấp nhận cạnh tranh trong một nền kinh tế mở. Chỉ một số ngành đặc thù mới được nhà nước hỗ trợ để phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội, mà ngành sư phạm là điển hình. Trước tiên là cạnh tranh về uy tín và chất lượng đào tạo. 

Những trường có bề dày lịch sử, uy tín từ lâu như Bách khoa, Kinh tế, Tài chính… thì không phải bàn. Họ luôn sát hạch kỹ để giữ số lượng sinh viên nhất định nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo. Nhiều trường tư, trường liên kết với doanh nghiệp… chấp nhận đầu tư bài bản, trang bị hiện đại để kinh doanh giáo dục sòng phẳng với các trường tên tuổi khác.

Cạnh tranh kế tiếp chính là đào tạo, giữ chân được đội ngũ giảng viên uy tín, trình độ cao bằng nhiều chính sách và chế độ đãi ngộ tương xứng. Nhiều trường mời giáo sư ở các trường đại học nổi tiếng từ nước ngoài về thỉnh giảng. Trường mở chương trình liên kết để trao đổi sinh viên, giảng viên và nâng trình độ giảng dạy qua từng năm. Những sự đầu tư như vậy thì khó có trường cấp tỉnh nào cạnh tranh nổi. 

Điểm cuối là chính học sinh cũng có sự lựa chọn. Dù muốn hay không, các em luôn tìm hiểu tấm bằng lấy ở đâu thì dễ xin việc hơn để quyết định chọn trường.

Tinh thần "mỗi tỉnh một đại học" đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Nhu cầu của người học ngày càng cao, nhu cầu xã hội ngày càng khắt khe, thế giới học tập ngày càng rộng mở… nên những ngôi trường được tổ chức theo cách cũ cũng khó tìm được người đến học. Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho chính những địa phương muốn có trường đại học. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo