xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai mà tin !

An Quý

Thường thì trong những kỳ họp Quốc hội, giá xăng dầu không bao giờ tăng, thậm chí nhiều lần “ngẫu nhiên” giảm. Trong lúc Quốc hội khóa XIII họp kỳ thứ 6 vừa qua, các doanh nghiệp (DN) đầu mối được chỉ đạo không tăng giá xăng dầu dù giá thế giới có nhích lên.

Hầu hết các đợt tăng giá trước đó đều bị chỉ trích nên sự trùng hợp giữa diễn biến giá xăng dầu và các kỳ họp Quốc hội được hiểu là bởi các bộ, ngành chủ quản ngại bị cật vấn tại nghị trường về lĩnh vực mình quản lý, điều hành.

Và chẳng bao lâu sau khi kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII kết thúc, các DN đầu mối liền kiến nghị xin tăng giá để bù lỗ. Cụ thể, bình quân 30 ngày gần nhất (từ ngày 4-11 đến 3-12), giá xăng RON 92 tăng lên 112,15 USD/thùng (DN lỗ 467 đồng/lít); dầu diesel 0,05S lên 123,7 USD/thùng (lỗ 626 đồng/lít); dầu hỏa lên 122,98 USD/thùng (lỗ 968 đồng/lít)...

Liên bộ Tài chính - Công Thương thừa biết tăng giá mặt hàng thiết yếu như xăng dầu vào thời điểm này là tai hại, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số giá tiêu dùng và xa hơn nữa là mục tiêu tăng trưởng GDP. Nhưng không tăng thì cứu các DN con cưng cách nào? Biện pháp khả dĩ đã được đưa ra: Từ ngày 5-12, cho phép các DN xăng dầu đầu mối tăng mức sử dụng quỹ bình ổn giá 100 đồng/lít (từ 200 đồng/lít lên 300 đồng/lít) đối với xăng và 200 đồng/lít đối với dầu diesel (từ 300 đồng/lít lên 500 đồng/lít); tiếp tục chưa tính đủ lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở đối với dầu diesel và dầu hỏa (tạm tính 100 đồng/lít). Theo Bộ Tài chính, sau khi thực hiện phương án như trên, giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu vẫn cao hơn giá bán hiện hành: xăng lỗ 167 đồng/lít; dầu diesel lỗ 126 đồng/lít...(?!).

Lỗ hay không và lỗ thật sự bao nhiêu, số liệu hoàn toàn do các DN xăng dầu đưa ra và Bộ Tài chính chỉ theo đó mà quyết nên không thuyết phục. Trước nay đều như vậy. Vẻ như các DN càng than khóc thì càng được vỗ về, kiểu “con khóc là mẹ cho bú” nên cứ “được voi, đòi tiên” - không cho tăng giá thì được phép dùng cách này cách kia để bảo đảm túi tiền đừng vơi.

Mà việc trích quỹ bình ổn và tính thiếu lợi nhuận định mức như cách Bộ Tài chính cho phép cũng chẳng công bằng với người tiêu dùng chút nào! Cần biết rằng quỹ bình ổn được trích lập từ giá bán lẻ xăng dầu, tức là từ tiền của người tiêu dùng. Khoản lợi nhuận định mức cũng vậy. Bất luận thế nào, trong giá cơ sở DN luôn được trích sẵn cho từ 100-300 đồng/lít và số tiền này cũng lấy từ túi người mua. Hóa ra, lợi nhuận định mức là khoản tiền “bảo đảm lãi” cho DN. Vì thế, duy trì sự ưu ái, nuông chiều đó là hết sức vô lý.

Thật khó chấp nhận khi cứ luôn miệng nói kinh doanh theo cơ chế thị trường, “thả” giá theo thế giới nhưng thực tế điều hành giá trong nước, cụ thể là ngành xăng dầu, lại thiếu minh bạch, không sòng phẳng. Hãy xem báo cáo tài chính của Petrolimex - đơn vị “anh cả” trong ngành: 9 tháng đầu năm 2013, lãi 1.579,14 tỉ đồng, trong đó phần lợi nhuận rất lớn thu được từ kinh doanh xăng dầu.

Vậy, nói kinh doanh xăng dầu luôn bị lỗ thì ai mà tin!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo