xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bài học từ Bạch Thái Bưởi

Lưu Nhi Dũ

Khi trao đổi về khái niệm “doanh nghiệp (DN) dân tộc”, nhiều doanh nhân tỏ ra rất thích thú. Điều họ tâm đắc không phải khái niệm này nên được hiểu như thế nào mà chính là sự quan tâm của Chính phủ khi đặt vấn đề xây dựng một lực lượng DN dân tộc mà lẽ ra nên làm từ lâu, để làm nền tảng cho nền kinh tế nước nhà

TS Nguyễn Đình Cung, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương, rất có lý khi đặt vấn đề nên lấy DN tư nhân làm nền tảng xây dựng lực lượng DN dân tộc. 


Nói đến  kinh tế tư nhân cũng nên nhìn lại đội ngũ doanh nhân của ta và cả lịch sử giai cấp tư sản dân tộc. Trải qua những biến động hết sức thăng trầm của lịch sử, giai cấp tư sản dân tộc gần như biến mất trong đời sống kinh tế đất nước. Hơn 25 năm đổi mới, những thế hệ doanh nhân mới ra đời. Đội ngũ này có năng lực, được đào tạo từ nhiều nguồn đáng tin cậy và có thể trở thành những gương mặt doanh nhân lớn.

Nhưng thực tế cho đến nay, VN vẫn chưa có những doanh nhân tầm vóc như Bill Gates - Microsoft, Toyoda - cha đẻ hãng Toyota, Sam Walton- người sáng lập hệ thống siêu thị Wal-Mart...


Nói một cách thẳng thắn, chúng ta đã có nhiều “đại gia” nhưng chưa có những doanh nhân lớn. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân lịch sử, nhưng điều đáng nói là các doanh nhân VN thường chạy theo lợi nhuận trước mắt mà chưa chú ý đến đầu tư chiến lược cho thương hiệu. Một số doanh nhân chủ trương làm giàu bằng mọi giá, khi tìm mọi cách lợi dụng những kẽ hở của cơ chế, pháp luật và bằng những quan hệ chằng chịt để tìm ưu thế cạnh tranh, đầu tư.

Thực tế trên thương trường nước ta đã xuất hiện nhiều gương mặt doanh nhân như vậy, họ là những tỉ phú, thậm chí tỉ phú đôla, nhưng không bao giờ và không thể trở thành những gương mặt doanh nhân lớn.


Điều quan trọng để xây dựng nên những DN dân tộc là phải có những doanh nhân có tầm, có tâm, biết vì cộng đồng, hiểu rằng DN của mình không phải chỉ là sở hữu riêng mà là của xã hội. Câu chuyện về Bạch Thái Bưởi ở đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy tầm vóc của một nhà tư sản dân tộc.


Năm 1909, với 3 chiếc tàu thuê lại của hãng Marty để vận chuyển hành khách trên tuyến Hà Nội -Nam Định, Nam Định - Vinh, Bạch Thái Bưởi đứng bên bờ vực phá sản vì không thể cạnh tranh nổi với người Hoa và người Pháp.

Song, bằng sự tổ chức hết sức sáng tạo, ông hạ giá vận chuyển đến mức thấp nhất và đặt cho những con tàu của mình những cái tên khêu gợi tinh thần dân tộc: Trưng Nhị, Đinh Tiên Hoàng, Hồng Bàng... để thu hút khách người Việt. Chỉ một thời gian sau, đội tàu vận tải của ông đã vươn đến Hồng Kông, Singapore, Philippines...

Ông trở thành “vua tàu thủy”, “vua mỏ”, là đối thủ cạnh tranh đáng gờm với các nhà tư sản thực dân Pháp. Trong một hội nghị, lo ngại trước sức cạnh tranh của ông, toàn quyền Đông Dương Eugène J.L. René Robin tuyên bố thách thức: “Chỗ nào có Robin, chỗ đó không có Bạch Thái Bưởi!”. Nhà tư sản của ta đã đáp lại khẳng khái: “Nước này còn Bạch Thái Bưởi thì không còn Robin!”.

Bài học của Bạch Thái Bưởi cách đây gần 100 năm, các doanh nhân, DN VN và cả những nhà quản lý, nghĩ gì?

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo