xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất hạnh gấp đôi

AN QUÝ

Người đàn ông rạp mình trên xe, vặn ga hết cỡ, nhắm thẳng bức tường trước mặt mà lao tới. Ầm! Chiếc xe máy dội ngược trở lại, ông gục xuống và chết tại chỗ ngay sau đó.

Trường hợp tự tử nói trên vừa xảy ra tại khu Tên Lửa, quận Bình Tân - TPHCM, được cô bạn đồng nghiệp của người viết bài này (cư trú gần đó) rùng mình kể lại. Người đàn ông ấy, được biết, đã tự tử vì buồn chuyện gia đình - lý do mà có thể nhiều người cho là không đáng.

Tự tử vì bất cứ lý do nào đều là không đáng. Nhưng không đáng mà vẫn cứ xảy ra, ngày càng nhiều. Theo nghiên cứu của Trung tâm Phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP) được công bố vào năm ngoái, tổng hợp 5 khảo sát về tự tử ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2012 cho thấy khoảng 2,6%-25,4% người dân từng có ý định tự tử, khoảng 1,1%-15,6% số người từng có kế hoạch tự tử. Đáng chú ý, ý nghĩ tự tử có mối liên hệ rất rõ với tình trạng hôn nhân, thu nhập thấp, lối sống…

Rõ ràng, sự biến đổi chóng mặt của xã hội, trong đó có sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng sâu sắc; sự đổ vỡ của các giềng mối quan hệ và cuộc chiến sinh tồn ngày càng khốc liệt đã đẩy rất nhiều người vào thế bế tắc. Bị dồn vào chân tường, họ quay lại chống trả chính mình bằng cách chọn lấy cái chết. Hầu hết đều nghĩ “chết là hết” nhưng cuộc đời đâu có đơn giản như vậy; đằng sau những vụ tự tử là bi kịch xảy đến với người thân của họ và cả xã hội.

Trở lại với vụ tự tử gây chấn động cả nước của bà Nguyễn Thị Mỹ Nhân ở xã An Xuyên, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau mới đây, có thể nói, cái chết của bà hết sức đau buồn. Lâm bạo bệnh, nhà rất nghèo mà không được cấp sổ hộ nghèo (do có thu nhập bình quân ước tính cao hơn chuẩn nghèo), bà Nhân thắt cổ chết để các con có điều kiện đi học, chồng nhẹ gánh.

Cái chết ấy như một lời nhắc nhở rằng đã đi hơn 1/10 thời gian của thế kỷ XXI - kỷ nguyên của khoa học công nghệ và kinh tế tri thức - nhưng nhiều nơi trên đất nước ta vẫn còn rất nghèo với bao mảnh đời cùng cực, rất cần vòng tay cưu mang của cộng đồng.

Cái chết ấy như một lời cảnh tỉnh đối với hệ thống chính quyền các địa phương và những nhà làm chính sách, nhất là về an sinh xã hội. Cán bộ chính quyền cơ sở không thể vin vào những quy định khô khốc, vô hồn để mà lắc đầu cự tuyệt trước những phận người đang khẩn cầu. Chính sách an sinh xã hội được ban ra cốt để làm cơ sở giúp người nghèo chứ nào phải rào cản làm khó những người đáng được thụ hưởng. Những trường hợp tự tử như bà Nhân trong thực tế đã xảy ra khá nhiều và hoàn toàn có thể ngăn chặn được, thế nhưng…! Một khi chính sách lạc hậu, lại gặp phải cán bộ vô cảm thì người nghèo bị bất hạnh gấp đôi.

Trong một xã hội được tụng ca là đang phát triển và văn minh mà những vụ tự tử vì nghèo túng cứ xảy ra không ngớt thì thật là buồn. Hy vọng các nhà chức trách biết động lòng trắc ẩn và hành động có trách nhiệm để những nỗi buồn ấy ngày càng ít đi...
img
Bà Mỹ Nhân tự tử vì túng bấn, để lại thư tuyệt mệnh cho chồng con. Ảnh: Duy Nhân
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo