xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần câu thay cá

PHẠM DƯƠNG

Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) 2012 có một dấu ấn đặc biệt. Cùng với việc đánh dấu 20 năm tư vấn và tài trợ cho Việt Nam, CG năm nay lần đầu tiên chứng kiến bước chuyển về chất của mô hình này, từ diễn đàn huy động nguồn lực ODA sang diễn đàn đối thoại chính sách phát triển giữa các nhà tài trợ và Chính phủ.

Ngay từ CG đầu tiên vào cuối năm 1993, ODA mà các nhà tài trợ cam kết đã trở thành nguồn lực quý giá với Việt Nam, một đất nước vốn đã suy kiệt sau một thời kỳ dài chiến tranh khốc liệt và sau đó là bao vây cấm vận. Nguồn lực ấy có vai trò không thể phủ nhận với sự hồi phục và phát triển của Việt Nam.

Trải qua 20 CG, nếu tính cả CG 2012, cộng đồng quốc tế đã cam kết tài trợ ODA cho Việt Nam gần 80 tỉ USD (tính đến CG 2011). Hơn 33 tỉ USD trong số này đã được giải ngân thành các công trình hạ tầng, dự án xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ tăng trưởng, bảo vệ môi trường... Hầu hết các công trình hạ tầng cơ sở lớn như cầu, đường quốc lộ... được xây dựng bằng nguồn vốn ODA. Nguồn lực này đóng vai trò đáng kể trong việc tăng thu nhập tính theo đầu người của Việt Nam từ mức 140 USD đầu những năm 1990 lên 1.600 USD hiện nay.

Số vốn ODA dành cho Việt Nam đã tăng liên tục từ mức 1,3 tỉ USD tại CG đầu tiên lên gần 8 tỉ USD (năm 2010). Thế nên, cứ đến mỗi kỳ CG vào dịp cuối năm lại thấy nổi lên câu hỏi rằng các nhà tài trợ quốc tế sẽ cam kết viện trợ ODA cho Việt Nam bao nhiêu? Câu hỏi này một lần nữa đã được đặt ra tại CG 2012.

Thế nhưng, đó có thể là câu hỏi cuối cùng được quan tâm tại một CG. Bởi từ năm sau, câu hỏi quan trọng nhất không phải là viện trợ bao nhiêu mà khuyến nghị cùng đối thoại Việt Nam cần làm gì để tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo bền vững.

20 năm, cộng đồng tài trợ quốc tế đã góp phần tích cực, hiệu quả vào việc hỗ trợ Việt Nam trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình. Nói cách khác, nguồn lực ODA vẫn còn quan trọng với Việt Nam song điều cần thiết không kém chính là việc làm thế nào để huy động, giải phóng nguồn lực nội tại của một quốc gia thu nhập trung bình.

Tại CG 2012, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Victoria Kwakwa một lần nữa cảnh báo về cái “bẫy” thu nhập trung bình nếu Việt Nam không giải phóng nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Trông chờ, ỷ lại vào “con cá” ODA, chúng ta sẽ tự đưa mình vào “bẫy” thu nhập trung bình. Đối thoại chính sách phát triển giúp chúng ta chuyển từ việc chỉ nhận “cá” tài trợ là chính sang tìm cách tự mình “câu” - huy động, giải phóng - được ngày càng nhiều nguồn lực phục vụ cho thời kỳ tăng trưởng mới của một quốc gia thu nhập trung bình giữa thế giới cạnh tranh gay gắt. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo