xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chào thua EVN!

PHAN ĐĂNG

Người tiêu dùng không thể không bức xúc với cung cách kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Khi quyết định tăng giá điện thêm 5% hồi cuối tháng 12 vừa qua, EVN nói là để bù lỗ. Nay thì báo cáo lợi nhuận năm 2012 cho thấy tập đoàn này đang lãi “khủng”.

Theo thông tin được đăng tải, hàng loạt công ty trong ngành điện đã báo cáo lợi nhuận năm 2012 tăng đột biến, từ gấp rưỡi đến gấp 3-4 lần năm trước. Ngay tập đoàn, dù chưa công bố lợi nhuận năm song cũng ước tính lãi tới 3.500-4.000 tỉ đồng. Mức lãi của EVN nhiều khả năng sẽ còn “khủng” hơn bởi nhiều khoản lợi nhuận còn chưa được tính toán đầy đủ.

Quả thật, kết quả kinh doanh của EVN quá “ấn tượng” trong bối cảnh nền kinh tế năm 2012 vô vàn khó khăn với hàng chục ngàn doanh nghiệp bị giải thể hay tạm dừng hoạt động.

Nhờ đâu mà EVN lãi “khủng”? Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành điện nói rõ là do nước về các hồ chứa thủy điện dồi dào hơn và giá bán điện tăng (EVN đã 6 lần tăng giá điện từ năm 2009 tới nay). Nói tóm lại, doanh nghiệp điện lãi là nhờ trời (mưa nhiều) và nhờ mình (tăng giá điện chứ không phải giảm giá thành).

Lãi hàng ngàn tỉ đồng, vậy mà khi tăng giá điện cuối tháng 12-2012 vừa qua, EVN vẫn ca điệp khúc lỗ. Theo như “ông nhà đèn”, số lỗ này dồn những năm trước lại. Song từ lâu, dư luận và người tiêu dùng đã không khỏi nghi vấn về chuyện lỗ - lãi của EVN bởi vấn đề minh bạch giá điện chưa được làm sáng tỏ. “Trúng đậm” sao EVN vẫn 2 lần tăng giá điện với mức tăng tổng cộng 10% trong năm 2012 giữa lúc doanh nghiệp và người dân cả nước phải vật lộn với biết bao khó khăn? Trong 10% tăng giá có bao nhiêu phần trăm là những yếu kém trong quản lý mà ngành điện đẩy lên lưng doanh nghiệp và người dân?...

Những câu hỏi đó chắc khó được trả lời một cách thỏa đáng bởi vẫn còn đó vấn đề minh bạch giá điện. Tuy nhiên, ngay cái cách mà EVN tăng giá để bù lỗ của quá khứ cũng chẳng bình thường chút nào. Lẽ thường, làm gì có chuyện một doanh nghiệp có thể đứng ra tuyên bố với khách hàng của mình rằng “tôi phải tăng giá để bù cho thua lỗ của năm kia, năm kìa...”.

Trong kinh doanh, khách hàng vẫn được xem là thượng đế. Song với cách kinh doanh mà EVN nắm độc quyền từ sản xuất, phân phối đến bán lẻ điện thì chính “ông độc quyền” này mới là thượng đế.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo