xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Da cam và nhân quyền

Lưu Nhi Dũ

Ngày 10-8-1961, chiếc trực thăng H-34 của không lực Mỹ đã thực hiện chuyến bay đầu tiên rải chất diệt cỏ dọc theo Quốc lộ 14 từ Kon Tum đến Đắc Tô. Việc rải chất diệt cỏ kéo dài đến năm 1971. Trong hơn 10 năm, Mỹ đã rải xuống VN hơn 72 triệu lít chất diệt cỏ, trong đó có hơn 400 kg dioxin, chất được xem là độc hại nhất mà con người đã tìm ra.

Đó là cuộc chiến tranh hóa học hủy diệt lớn nhất lịch sử nhân loại, để lại di chứng dai dẳng nhất, gây nhiều tranh cãi gay gắt nhất đến nay.

Ngày 10-8 lịch sử ấy được chúng ta lấy làm Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam.

Ngày 10-8 nhắc nhở nhân loại nhớ đến một loại tội ác kinh hoàng nhất mà loài người phải gánh chịu, để tất cả chúng ta cùng chung tay chăm sóc, đòi công lý cho các nạn nhân.


Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin VN cùng các nạn nhân đã tiến hành một vụ kiện 37 công ty sản xuất hóa chất đã cung cấp chất diệt cỏ cho quân đội Mỹ.

Vụ kiện này đến nay vẫn chưa thành công nhưng chân lý vẫn là chân lý, chúng ta vẫn tiếp tục vụ kiện đến cùng. GS-TS Nguyễn Văn Tuấn, người có nhiều công trình nghiên cứu về chất độc da cam, cho rằng thực chất vụ kiện này là đấu tranh cho nhân quyền - khái niệm mà người Mỹ tự hào là nước đề cao nhất.


Cái lý mà phía Mỹ viện dẫn để bác bỏ vụ kiện là bên nguyên đơn không chứng minh được tác hại của chất độc da cam. Nhưng oái oăm thay, những công trình nghiên cứu chứng minh chất da cam cực độc lại là những cơ quan nghiên cứu của Mỹ. Hơn 3 triệu nạn nhân ở VN cùng hàng ngàn cựu binh các nước từng tham chiến ở VN đang gánh chịu hậu quả là những bằng chứng sống.


Nhân Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam năm nay, loạt bài Vượt qua nỗi đau da cam khởi đăng trên Báo NLĐ từ ngày 6-8-2009 đã phác họa chân dung một số nạn nhân điển hình vượt lên nỗi đau da cam để cố gắng sống như những con người bình thường và có ích.

Nguyễn Hồng Lợi với một cánh tay bị teo, đôi chân ngắn củn không ngón vẫn trở thành vận động viên bơi lội và người thợ vẽ áo dài giỏi. Cô giáo Bé Ba cao chỉ có 65 cm vẫn có thể làm cô giáo. Hay “thạc sĩ da cam” Đồng Thị Nga là một điển hình vươn lên của một nạn nhân có hoàn cảnh hết sức đáng thương...


Họ chỉ là số ít những nhân chứng sống nhưng phía Mỹ cố tình không thấy. Vì thế cho đến nay, các nạn nhân vẫn chưa nhận được gì nhiều từ sự trợ giúp của Mỹ. Đó là “nghịch lý nhân quyền”, khi mà Chính phủ Mỹ chi đến 37,5 tỉ USD để tái thiết Iraq, viện trợ gần 30 tỉ USD cho Đức, 15 tỉ USD cho Nhật sau thế chiến thứ hai. Trong khi đó, Chính phủ ta đã chi hàng trăm tỉ đồng trợ cấp thường xuyên cho hơn 500.000 nạn nhân da cam.


“Quá khứ không thể biến mất hoặc nằm xuống và im lặng mà nó quay lại ám ảnh chúng ta một cách dai dẳng, trừ khi nó được giải quyết một cách thích đáng”. Phát biểu của nhà hoạt động xã hội nổi tiếng Desmond Tutu, giải Nobel Hòa bình 1984, tại tòa án lương tâm nhân dân quốc tế tại Paris – Pháp vào tháng 5-2009 cũng là một thông điệp thách thức lương tâm nước Mỹ. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo