xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dĩ nông vi bản

Lương Duy Cường

Sau hàng thập kỷ mai một, tiếc là chỉ mới được phục dựng ở tầm mức lễ hội quần chúng mang màu sắc dân gian chứ chưa phải là một quốc lễ, nhưng lễ hội tịch điền cũng vẫn thu hút được sự chú ý đặc biệt của nhân dân cả nước

Xuân năm nay có sự trùng hợp ngẫu nhiên: Trong lúc ở Tây Ban Nha, “cuộc gặp cấp cao về an ninh lương thực” do Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) tổ chức đang diễn ra và phát thông điệp kêu gọi các nước củng cố an ninh lương thực và cảnh báo thế giới đang có gần 1 tỉ người bị thiếu lương thực; tại Thụy Sĩ, Hội nghị thường niên lần thứ 39 Diễn đàn Kinh tế Thế giới đang diễn ra và Việt Nam được đánh giá là một trong số ít điểm sáng về thu hút đầu tư của khu vực thì tại Việt Nam, người dân cả nước được chứng kiến hình ảnh lễ hội tịch điền được phục dựng.

Sử sách ghi rằng dịp Tết Nguyên đán năm Đinh Hợi (987) vua Lê Đại Hành đã đến chân núi Đọi Sơn cày ruộng, mở đầu truyền thống tốt đẹp coi trọng nghề nông, “dĩ nông vi bản”. Từ đó về sau, các triều đại phong kiến nước ta vào Tết Nguyên đán đều duy trì nghi lễ tịch điền, đích thân vua xuống cày ruộng và nghi lễ này được tổ chức như một quốc lễ, chỉ chấm dứt dưới thời vua Khải Định nhà Nguyễn. Đối với các nước nông nghiệp, tịch điền luôn là một nghi lễ quốc gia thiêng liêng trang trọng. Ở Nhật Bản, hằng năm, Nhật hoàng đều trực tiếp xuống ruộng đi cày mở đầu cho một năm cày cấy của nông dân, Thái Lan cũng có truyền thống tương tự.

Sau hàng thập kỷ mai một, tiếc là chỉ mới được phục dựng ở tầm mức lễ hội quần chúng mang màu sắc dân gian chứ chưa phải là một quốc lễ, nhưng lễ hội tịch điền cũng vẫn thu hút được sự chú ý đặc biệt của nhân dân cả nước. Điều này dễ hiểu, bởi sau nỗ lực công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nước ta căn bản vẫn là một nước nông nghiệp. Chính vì vậy mà nhiều năm qua, Đảng có nhiều chính sách về nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt có nghị quyết về việc đẩy nhanh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới 2001-2010 (khóa IX) hoặc nghị quyết về tam nông (khóa X). Đi vào thực tiễn, những chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã làm cho nông nghiệp nước nhà từ tình cảnh “tự sản tự tiêu” đã vươn lên trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.

Nhưng cũng cần thẳng thắn để nhìn vào một thực tế là, dù nông nghiệp nước nhà đã có những bước tiến quan trọng nhưng nông thôn, nông dân vẫn là đối tượng còn khó khăn nhất, thiệt thòi nhất trong xã hội. Dù cơ bản đã xóa được đói, giảm được nghèo nhưng đại bộ phận nông dân vẫn rất khó để làm giàu từ nông nghiệp. Hệ lụy nhiều phía từ việc phát triển nhanh chóng của nền sản xuất công nghiệp cộng với sự yếu kém trong khả năng hoạch định, những lúng túng trong chỉ đạo điều hành của các cấp, ngành liên quan đã tạo nên những sức ép vô hình làm cho sản xuất nông nghiệp thường xuyên rơi vào bị động, nhiều nơi cuộc sống nông dân vẫn còn hết sức khó khăn.

Được phục dựng vào thời điểm này, lễ hội tịch điền vì thế đã không đơn thuần chỉ là một lễ hội dân gian ngày xuân mà còn mang ý nghĩa sâu sắc là lời tổ tiên khuyên nhủ chúng ta hãy đừng bao giờ quên cái căn cốt – “dĩ nông vi bản” - của một nước nông nghiệp.  

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo