xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đưa sự thật ra ánh sáng

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Vụ án vườn mít được xới lại theo hướng bất lợi cho Lê Bá Mai, người từng bị cáo buộc vào các tội hiếp dâm trẻ em và giết người, bị tuyên phạt đến mức cao nhất là tử hình, sau đó lại được trắng án và trả tự do.

Nay, theo kháng nghị của cơ quan kiểm sát, Mai bị bắt trở lại, ra đứng trước vành móng ngựa để nghe buộc vào các tội như trước, cùng với đề nghị hình phạt cũng như trước, nghĩa là phải đền mạng.

Từ những góc nhìn khác nhau, theo đuổi những lợi ích chính đáng cũng khác nhau, người ta có thể có những chính kiến rất khác biệt về vụ án. Người thì cho rằng cần đem lại công lý cho gia đình người bị hại bằng cách làm cho rõ tội trạng của người bị cáo buộc, bắt người này nhận tội đồng thời nhận hình phạt thích đáng để đền bù tổn thất mà nạn nhân và gia đình phải gánh chịu. Nhưng người khác lại đòi hỏi việc kết tội một người phải dựa vào chứng cứ không thể chối cãi; một khi không có được chứng cứ như thế thì nghi can phải được chính thức suy đoán là vô tội, theo đúng quy định trong luật tố tụng hình sự hiện hành và đó phải là sự vô tội hoàn hảo, toàn phần, chắc chắn, không bán tín bán nghi.

Thực ra, vượt lên trên tất cả những tranh cãi, có một nguyên tắc cần được người nắm giữ công lực quán triệt khi thực thi phận sự công, dù là ở vị trí người điều tra, người giữ quyền công tố hay người phán xét nhân danh công lý, đó là phải tôn trọng sự thật khách quan. Cụ thể, được trao chức năng quản lý, gìn giữ trật tự xã hội, bảo đảm cuộc sống yên lành của người dân, mỗi khi có dấu hiệu của một vụ phạm pháp, cơ quan công an phải tích cực điều tra để phát hiện người vi phạm, dựng lại hiện trường và diễn biến câu chuyện một cách chính xác.
 
Về phần mình, cơ quan công tố phải xử lý tốt việc đánh giá và đối chiếu chứng cứ thu được với các quy định tương ứng của pháp luật để khi sự việc đã rõ, cáo buộc cho đúng tội danh, đúng khung hình phạt. Còn quan tòa phải lắng nghe các ý kiến khác biệt do các bên trong cuộc xung đột lợi ích đưa ra, rồi cân nhắc theo luật pháp, lương tâm trước khi đưa ra phán quyết về số phận một con người.

Tất nhiên, một khi vì lý do gì đó mà sự thật không bộc lộ thì phải thực hiện những biện pháp thích hợp theo thẩm quyền để tìm và đưa ra ánh sáng. Song, có điều chắc chắn là xã hội phải chấp nhận có những vụ vi phạm pháp luật bị bỏ lọt, tạm thời hoặc vĩnh viễn, bất chấp các nỗ lực của các cơ quan có trách nhiệm và có thẩm quyền.

Lý do là hệ thống quản lý, hệ thống tư pháp nói riêng, cũng như chính những con người giữ các vị trí trong các hệ thống đó, không bao giờ hoàn hảo về năng lực, phẩm chất và tính cách. Vả lại, có những hiện trường, câu chuyện không thể dựng lại, do nhiều manh mối cơ bản đã mất. Dẫu sao, mỗi khi xảy ra một trục trặc nào đó trong quá trình vận hành của hệ thống thì chính các cơ quan có thẩm quyền phải rà soát lại quy trình, kiểm tra lại công việc của các vị trí, xem chỗ nào, người nào là nguyên nhân của sự trục trặc; từ đó có biện pháp chấn chỉnh, tránh tái diễn những chuyện tương tự. Đó là cái cần làm trong "kỳ án vườn mít".

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo