xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng “ngăn sông cấm chợ”

Nguyễn Ngọc Điện

Luật Cư trú được đề nghị sửa đổi theo hướng hạn chế nhập cư vào các TP lớn, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM. Lý do chính được đưa ra là cần bảo đảm các điều kiện thuận lợi cho việc duy trì, cải thiện chất lượng cuộc sống của cư dân các thành phố.

Ðúng là trong một không gian hẹp mà con người chen chúc ngày càng đông thì hệ thống phục vụ đời sống sẽ chịu nhiều áp lực, có nguy cơ giảm sút chất lượng. Song, nếu lý do chỉ có vậy, người ta không thể giải thích tại sao lại trao tư cách cư dân TP cho những người mới được sinh ra ở các TP đó.

Thử hình dung: Tại thành phố lớn vào cùng thời điểm, có 2 người được sinh ra; 1 người từ gia đình có hộ khẩu thành thị, người kia từ một gia đình nhập cư bất hợp pháp. Công dân mới thứ nhất được nhà chức trách chào đón do được sinh ra hợp lệ theo luật hạn chế nhập cư; còn công dân thứ hai không được đón nhận vì có gốc nhập cư bất hợp pháp. Rõ ràng, đối xử như thế là vi phạm nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể, một trong những nguyên tắc chủ đạo của luật cơ bản.

Chẳng có quốc gia phát triển nào đang hoặc đã từng áp dụng chính sách hạn chế nhập cư vào các TP lớn. Cư trú, cũng như đi lại, nằm trong nhóm các quyền tự do cơ bản của con người. Vả lại, ai tỉnh táo mà không muốn sống trong những điều kiện tốt đẹp nhất có thể. Bởi vậy, xu hướng di dân vào các thành phố lớn là xu hướng vận động tự nhiên trong nội bộ một quốc gia.

Cũng không có nhà chức trách nào muốn thấy cuộc sống tại các đô thị lớn bị xuống cấp. Ðô thị lớn là bộ mặt của quốc gia; để cho cuộc sống đô thị nhếch nhác, điều kiện sống thấp kém thì hình ảnh quốc gia sẽ xấu đi. Có thể hiểu tại sao chẳng luật pháp, chính sách nào khuyến khích di dân ồ ạt vào thành thị.

Tuy nhiên, để hạn chế gia tăng cơ học dân số thành thị trong điều kiện phải tôn trọng quyền tự do đi lại, tự do cư trú và nhất là quyền bình đẳng giữa công dân, người ta phải dùng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, đặc biệt là các biện pháp kinh tế, chứ không phải biện pháp hành chính.

Trong phần lớn trường hợp, người tìm cách di trú đến thành thị với mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp hơn so với cuộc sống nơi xuất xứ. Nếu nơi xuất xứ có điều kiện sống được cải thiện, tự nhiên người ta sẽ bớt, thậm chí không còn ham muốn ra đi.

Vì vậy, phải xây dựng đường, cầu đồng bộ phục vụ đi lại ở vùng quê cho tiện lợi; xây nhà ở khang trang rồi bán trả góp cho nông dân. Phải làm thế nào để người dân quê có điều kiện lao động bền vững, có thu nhập khả quan và ổn định để không chỉ có thể ăn tiêu, thanh toán các khoản mua trả góp mà còn tích lũy. Các dịch vụ văn hóa, y tế, giáo dục phải được cung ứng tại chỗ với chất lượng chấp nhận được. Có tiền, bà con sẽ sẵn lòng chi trả để được thụ hưởng tại chỗ, chẳng tội gì đi xa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo