xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khái niệm “học phí”?

LƯU NHI DŨ

Tại sao đến giờ chúng ta lại đi tìm kiếm, lý giải khái niệm “học phí”? Chuyện là từ phiên họp thứ 24 Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 3-10, khi cho ý kiến về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, đặt vấn đề cần làm rõ khái niệm “học phí”. GS Thi cho rằng hiện có sự nhầm lẫn về nhận thức và vận dụng giữa học phí, phí dịch vụ và những khoản đóng góp của phụ huynh học sinh (HS), dẫn đến tình trạng loạn thu.

Đó cũng là thực trạng mà ngành GD-ĐT đang chịu nhiều phê phán của dư luận xã hội, nảy sinh thêm một khái niệm hài hước “những khoản thu lạ”! Báo chí đã thống kê có địa phương, phụ huynh HS phải đóng 30 khoản khác nhau, thậm chí có nơi 45 khoản! Khái niệm “loạn thu” đã xuất hiện hơn 10 năm nay và cũng chừng ấy thời gian, các biện pháp chống loạn thu gần như không thể phát huy tác dụng.


GS Đào Trọng Thi muốn phân biệt khái niệm “học phí” -  tiền mà mỗi HS phải trả cho việc học của mình theo quy định của Bộ GD-ĐT, với chi phí cho giáo dục mà mỗi HS phải gánh, để tìm thuốc trị căn bệnh mãn tính loạn thu.

Năm 2007, Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức một cuộc khảo sát để tìm ra chi phí bình quân mà mỗi HS phải trả cho việc học. Theo đó, ở một tỉnh miền núi như Đắk Lắk, chi phí này cũng đã lên đến 1,32 triệu đồng/năm/HS. Riêng TPHCM, chi phí cho một HS tiểu học là 2,72 triệu đồng, THCS 2,46 triệu đồng, THPT 3,4 triệu đồng.

Chuyên viên thống kê cao cấp của Liên Hiệp Quốc, ông Vũ Quang Việt, bằng phương pháp riêng đã nghiên cứu và công bố số liệu giật mình: Chi phí cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm tỉ lệ rất cao so với thu nhập của người dân và của cả nước: 8,3% GDP! Con số này cao hơn Mỹ (7,2%); hơn cả Pháp, Nhật, Hàn Quốc. Điểm đáng lưu ý là trong khi ở các nước tiên tiến, người dân chỉ phải trả khoảng 20% chi phí cho giáo dục, còn lại Nhà nước chi; song ở VN, người dân phải chi hơn 40%.


Các số liệu trên cho thấy trước hết, vấn đề đặt ra của GS Đào Trọng Thi là rất đúng để bắt mạch trị bệnh loạn thu. Rõ ràng “học phí” và chi phí cho việc học ở VN là hai khái niệm khác xa nhau. Tiếp theo, gánh nặng chi phí cho việc học của các hộ gia đình VN quá cao so với thu nhập, trong khi chất lượng giáo dục không được nâng cao. Điều đáng nói là trong khi học phí hết sức minh bạch, có thể quản lý được thì các khoản loạn thu không thể quản lý được, dẫn đến “loạn chi” nên hiệu quả của nó là bất cập.  


Có thể trị được căn bệnh mãn tính loạn thu? Rất khó, năm học mới nào báo chí và các cơ quan chức năng cũng vào cuộc chống lạm thu nhưng bất lực. Cho nên, làm rõ khái niệm “học phí” là để minh định rõ ràng khoản mà phụ huynh bắt buộc phải trả cho việc học của con em mình và đưa nó vào luật một cách minh bạch. Mọi khoản thu khác ngoài luật là phạm pháp. Đã quá muộn và cần phải chấm dứt cách hiểu xã hội hóa giáo dục qua lạm thu. Đó cũng là một trong những nỗ lực để xây dựng lại hình ảnh của ngành GD-ĐT vốn đang mất thiện cảm trong dư luận xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo