xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lấp lánh niềm vui

LƯU NHI DŨ

Hôm nay là 25 tháng chạp, bắt đầu những ngày người dân từ các TP lớn về quê ăn Tết, đặc biệt là những người nhập cư. Trên khuôn mặt họ lấp lánh niềm vui dù trong túi, tiền thưởng nhiều hay ít bởi trước mặt họ là những người thân đang đợi ở quê nhà, là mồ mả tổ tiên đang chờ người con, người cháu đi xa trở về thắp nén nhang ngày cuối năm.

Hơn 3 năm liên tiếp, bức tranh kinh tế cả nước suy thoái nghiêm trọng. Thu nhập công nhân, tiền thưởng giảm, thậm chí có doanh nghiệp không kiếm ra nổi tiền thưởng Tết cho công nhân. Năm nay cũng có hàng ngàn người lao động không đủ điều kiện về quê ăn Tết, đành phải ở lại TP.
Trong hoàn cảnh đó, LĐLĐ TPHCM đã tìm cách chia sẻ khó khăn với công nhân. Tấm vé nghĩa tình cho công nhân về quê, tổ chức chăm lo cho những công nhân không có điều kiện về quê ăn Tết… là những việc làm ấm áp tình nghĩa của tổ chức Công đoàn TP.

Thưởng Tết luôn là “vấn đề thời sự” mỗi khi Xuân về.

Giám đốc một doanh nghiệp may mặc ở TPHCM tâm sự rằng năm nay, đơn vị ông tiết kiệm chi tiêu một cách triệt để nhằm có một khoản thưởng Tết kha khá cho công nhân. Theo ông, muốn biết Tết có vui hay không thì hãy nhìn khuôn mặt từng công nhân trong ngày lĩnh tiền thưởng. Những ngày cuối năm, khi đòi được khoản nợ hơn 10 tỉ đồng, khuôn mặt vị giám đốc này... vui như Tết vì với số tiền đó, công ty thừa sức tổ chức một bữa liên hoan tươm tất cho công nhân và bổ sung khoản tiền thưởng Tết. Đó là sự chia sẻ ngọt bùi của chủ doanh nghiệp với người lao động.

Tuy nhiên, vẫn có những chuyện buồn, rất buồn về cách hành xử giữa chủ - thợ như Tết năm ngoái, một giám đốc nợ tiền lương và cả tiền thưởng Tết cho công nhân. Khi công nhân phản ứng, vị giám đốc này cầu cứu báo chí đừng đăng tin, trong khi doanh nghiệp dư sức trả số nợ ấy. Ông ta không biết rằng ở quê xa xôi, cả gia đình những người công nhân đang bán sức lao động cho ông chủ, chỉ mong ngày Tết đến... Chính những hành xử thiếu sự chia sẻ ấy mà thường mỗi năm Tết đến, vẫn có những cuộc ngưng việc của công nhân để phản ứng. Đó là điều hết sức đáng tiếc!

Trong suy thoái kinh tế, công nhân là người chịu ảnh hưởng lớn nhất. Theo Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM (Hepza), mức lương cơ bản (bậc 1) của công nhân trực tiếp sản xuất thấp nhất là gần 2,25 triệu đồng/tháng, phần lớn dao động từ 2,4-2,7 triệu đồng/tháng (số liệu tháng 8-2012). Với mức lương đó, công nhân chỉ đủ sống, không thể tích lũy nhưng họ vẫn làm việc, đóng góp cho doanh nghiệp và tiền thưởng là ghi nhận sự đóng góp đó.
Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, bày tỏ quan điểm: “Năm nay rất khó khăn, có thể kinh doanh không hiệu quả nhưng doanh nghiệp vẫn phải tìm nguồn để có một khoản thưởng hoặc ít nhất là phải thanh toán hết lương cho người lao động”.

Rất mừng là năm nay, nhiều doanh nghiệp ở TPHCM có tiền thưởng Tết cho công nhân, dù nhiều hay ít. Mùa Xuân đang hiện diện trên khuôn mặt từng công nhân và các ông chủ doanh nghiệp đã tìm thấy mùa Xuân ở đó…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo