xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhận diện tham nhũng

PGS-TS NGUYỄN NGỌC ĐIỆN

Việc sửa Luật Phòng chống tham nhũng (PCTN) trong kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIII thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri cả nước. Trong bối cảnh nạn tham nhũng còn nhiều, một luật sửa đổi được trông đợi có thể tạo ra những công cụ pháp lý PCTN hữu hiệu hơn, góp phần củng cố lòng tin của xã hội đối với nền công vụ.

Vấn đề đối với những người làm luật là phải nhận dạng chính xác diện mạo của cái gọi là tham nhũng trong hoàn cảnh hiện tại để có thể vạch ra đối sách thích hợp. Thực ra, nếu biết rằng tất cả những gì mình làm đều có thể được theo dõi và ghi nhớ trọn vẹn để đến một lúc nào đó có thể được dựng lại như là chứng cứ chống lại mình thì chắc chắn người nắm quyền lực sẽ không dám làm bậy, đặc biệt là không dám tham nhũng.
 
Điều này có nghĩa môi trường lý tưởng đối với tham nhũng chính là sự thống trị, sự lấn át của bóng tối, sự bí mật và tình trạng không bộc lộ, không công khai của hoạt động giao tiếp. Giao dịch càng kín đáo thì việc chuyển giao lợi ích vật chất càng dễ được thực hiện.       

Nói cách khác, để PCTN một cách có hiệu quả, điều kiện tiên quyết là bảo đảm sự minh bạch của môi trường công vụ một cách hợp lý về nhiều phương diện. Kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cho thấy việc giải bài toán minh bạch liên quan đến tài sản của quan chức, đến thông tin về chính sách công và quan hệ công - tư chính là chìa khóa cho PCTN.

Luật hiện hành không thiếu các quy định về minh bạch trong quan hệ giao tiếp Nhà nước - công dân, trong việc xây dựng và thực hiện chính sách công. Cái thiếu là những quy định chế tài kèm theo trong những trường hợp thiếu minh bạch: Cơ quan Nhà nước không công khai thủ tục hành chính thì bị xử phạt thế nào?
 
Người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của công dân mà chậm trễ, gây thiệt hại cho dân thì có bị kỷ luật hành chính, bị buộc bồi thường? Người hoạch định chính sách mà không tiếp thu nghiêm túc ý kiến của người dân trong vùng quy hoạch thì có chịu trách nhiệm pháp lý?... Không có chế tài cụ thể, chặt chẽ thì các quy tắc mang tính ràng buộc trở nên chiếu lệ. Hậu quả là thái độ và hành vi mập mờ, dây dưa, thiên vị... nhằm mưu cầu tư lợi có điều kiện nảy nở, phát triển.       
 
Điều phải nhấn mạnh nữa là chẳng ở đâu, thời nào, quan chức có thể làm giàu chỉ bằng đồng lương. Quan mà giàu lên nhanh chóng trong thời gian thực thi phận sự công ắt hẳn phải nhờ thu nhập ngoài lương. Thu nhập đó thuộc loại gì, đàng hoàng hay không? Vậy nên, một trong những cách tốt nhất để phát hiện tham nhũng trong giới quan chức là theo dõi quá trình tích tụ của cải trong mối quan hệ so sánh với thu nhập chính thức của họ.
 
Luật hiện hành có ghi nhận việc kê khai tài sản như là một nghĩa vụ của người nắm chức vụ công. Tuy nhiên, sự kê khai cơ học, siêu hình chỉ giúp trả lời câu hỏi người khai hiện có những gì chứ không phục vụ được việc giải quyết vấn đề gai góc: Tài sản được kê khai ấy do đâu mà có!

Vì thế, cần hoàn thiện chế độ kê khai theo hướng làm rõ bản chất và nội dung của quá trình đi vào, đi ra của từng loại tài sản của quan chức ở từng giai đoạn, thời điểm thì mới có điều kiện phát hiện tài sản, thu nhập bất minh, qua đó nhận diện được quan tham mà trừng trị…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo