Có thể lướt qua một số vụ điển hình: Vụ 2 thanh niên bịt mặt xông vào quán phở lúc rạng sáng, lia mã tấu chém chết chủ quán ở Bình Dương. Vụ người chồng lái xe ôm tưới xăng đốt vợ ở quận 3-TPHCM. Vụ một học sinh lớp 8 giết người em họ 5 tuổi ở Hà Nội. Vụ một cụ bà 88 tuổi bị cướp và giết ở Quảng Bình...
Sẽ không tiện khi phải nêu ra ở đây cách thức mà những kẻ giết người tiến hành, chỉ có thể nói đó là những sát thủ lạnh lùng, giết người như ngóe. Khác với ở Ý,
Đất nước đang trong giai đoạn phát triển nhanh với những bước đi và biến động dữ dội trên các lãnh vực của đời sống xã hội. Ở đó, người ta có thể thấy các vấn đề của xã hội- nhân văn nảy sinh nhưng không được kịp thời giải quyết như các vấn đề kinh tế. Nó dẫn đến hai hiện tượng dễ nhận thấy nhất là tình trạng phân hóa giàu nghèo và sự suy giảm trách nhiệm đối với cộng đồng. Ngay trong gia đình, đơn vị “tế bào” này cũng trở nên ít trách nhiệm hơn và ít khả năng thu hút các thành viên của nó hơn. Các giá trị truyền thống tích tụ từ gia đình mai một dần, trong đó quan trọng nhất là tinh thần nhân văn. Giữa vòng xoáy đó, con người không thể tránh khỏi tác động, cả tốt và xấu, mà chỉ có thể bộc lộ mình tùy theo khả năng hấp thụ hoặc đề kháng của mỗi người.
Áp lực của cuộc sống như vậy khiến nhiều người thường xuyên căng thẳng, thậm chí rối loạn tâm thần, suy giảm nhân cách...Tất cả dồn lại trong những cái đầu nóng, nông nổi và thiếu kiềm chế, để rồi những mâu thuẫn, dục vọng, thù ghét nhỏ nhoi bỗng chốc biến thành chuyện ân oán giang hồ phải giải quyết bằng mạng sống.
Dường như những sát thủ lạnh lùng quá thiếu thốn về đời sống tinh thần, trong số đó, có kẻ giết người chỉ để lấy vài trăm ngàn đồng. Âu cũng là bài học lớn trong cuộc sống sôi động nhưng phức tạp hiện nay. Việc gìn giữ và xây dựng các giá trị nhân văn đang cần bàn tay góp sức của cả cộng đồng.
Bình luận (0)