Nào tiền đồng phục, tiền sách vở, cặp (nhiều trường yêu cầu phải đồng cỡ, cùng màu...), tiền học phí với đủ mức tùy theo tính chất của từng trường: công lập, công lập chất lượng cao, bán công, tư thục. Và một nỗi lo nữa là chạy trường, nhất là với học sinh vào lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 10).
Ngày tựu trường còn khiến nhiều người lại có một nỗi lo khác: Ra trường có tìm được việc làm hay không? Và nỗi lo này đã thành hiện thực. Hiện nay, 37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm. Con số báo động này được đưa ra tại cuộc hội thảo về “Công tác tư vấn việc làm cho sinh viên” do Bộ GD-ĐT tổ chức mới đây với sự tham gia của 50 trường đại học trong cả nước cùng các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng.
Đất nước đang trong giai đoạn phát triển, hàng loạt công ty, xí nghiệp, cơ sở làm ăn mới mở ra, vậy tại sao có sự nghịch lý này? Hãy nghe giám đốc nhân sự của một công ty có tầm cỡ nhận định: “Chúng tôi không thiếu việc làm mà đang thiếu sinh viên làm được việc”. Một nhà tuyển dụng khác phát biểu một cách thẳng thắn: “Chương trình của nhà trường không đào tạo ra người có thể làm việc được ngay. Sinh viên ra trường không chỉ thiếu kinh nghiệm mà còn thiếu các kỹ năng như phân tích, tổng hợp, trình bày, giao tiếp. Khi tuyển dụng sinh viên mới ra trường, doanh nghiệp phải mất ít nhất 6 tháng đào tạo lại họ mới có thể trở thành nhân viên làm việc được. Và khi đã làm việc được thì nhân viên lại nhảy sang chỗ khác có lương cao hơn. Vì vậy, doanh nghiệp ngại tuyển sinh viên mới ra trường”. Có nhà tuyển dụng còn nói thẳng: “Nhiều sinh viên ra trường không soạn nổi một văn bản ở dạng đơn giản nhất”.
Đằng đẵng 16 năm đào tạo (12 năm ở bậc tiểu học, trung học; 4 năm ở bậc đại học), ra trường thất nghiệp quả là một sự lãng phí lớn. Phải làm một cuộc cách mạng trong ngành giáo dục, trong từng cấp học mới có thể giải quyết được sự lãng phí này, tiến tới chấn hưng giáo dục.
Bình luận (0)