xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nỗi lo xâm hại di tích

Linh An

Tình trạng di tích, di sản văn hóa Huế bị xâm hại không phải chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây, từ nhiều năm trước, báo chí đã nhiều lần lên tiếng. Bộ VH-TT không ít lần “chỉ đạo” xuống UBND TP Huế và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, đề nghị sửa sai. Thế nhưng, xâm hại di tích, di sản tại địa phương này vẫn cứ xảy ra.

Không chỉ người dân mà còn nhiều tổ chức, đoàn thể xã hội xâm hại di tích. Đó là việc họ đang quản lý, sử dụng các di tích làm trụ sở. Nói như ông Nguyễn Xuân Hoa, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên - Huế: “Khi chưa được công nhận di tích thì thôi. Nay các cơ sở đó đã được công nhận di tích rồi mà chính quyền địa phương vẫn chưa chuyển đổi chức năng để bảo tồn thì xem như đang xâm hại di tích”.

Báo cáo của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế mới đây cho biết có đến hàng chục gia đình được UBND TP Huế cấp sổ đỏ, giấy phép cho xây dựng nhà cửa trong khoanh vùng bảo vệ những di tích nổi tiếng như Đàn Nam Giao, lăng vua Tự Đức, Dục Đức, Thiệu Trị. Việc làm trên của UBND TP Huế là vi phạm Luật Di sản văn hóa. Điều 32 Luật Di sản văn hóa đã ghi: “Trong khu vực I của di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, xây dựng trong khu vực II phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ VHTT”. Trong các trường hợp trên, có mấy ai được Bộ VHTT đồng ý cho xây dựng?

Do đâu mà dẫn đến những vi phạm liên tiếp như vậy. Có rất nhiều nguyên nhân, trước hết do sự quản lý yếu kém của chính quyền địa phương; xử lý vi phạm không kiên quyết, nghiêm minh ngay từ đầu để kéo dài và trở thành tiền lệ cho những vi phạm tiếp theo (như ở di tích Tuy Lý Vương, chùa Ba Đồn...). Nghiêm trọng như vụ vi phạm di tích Thành Lồi mới đây của ông Lê Minh Lợi (Giám đốc Xí nghiệp Thành Lợi). Ông Lợi san ủi mặt bằng để xây nhà đã lấn sâu vào chân Thành Lồi, làm lộ cả phần móng gạch. Việc rõ ràng như vậy mà chỉ xử phạt hành chính 200.000 đồng do hành vi... chuyển đổi mục đích sử dụng đất (!). Xử phạt mà không có tác dụng răn đe, giáo dục nên ông Lợi vẫn cứ làm.

Rõ ràng, “thuốc” xử những người cố tình xâm hại di tích theo kiểu địa phương này đang áp dụng đã lờn. Theo khoản 5, điều 50, Nghị định 31/2001/NĐ-CP, ngày 26-1-2001, những hành vi xây dựng trái phép, lấn chiếm hoặc làm hủy hoại di tích có thể bị phạt từ 20 triệu đến 50 triệu đồng và buộc tháo dỡ các công trình xây dựng trái phép. Chỉ có đánh mạnh vào quyền lợi thiết thực nhất như nghị định trên, thì “liều thuốc” của chính quyền địa phương mới hiệu nghiệm.

Cách Huế không xa là tỉnh Quảng Trị. Mới đây, để làm kênh mương dẫn nước vào ruộng lúa của dân, do không biết, một số thợ nề đã đào đoạn mương dài 10 m, đi qua khoanh vùng bảo vệ di tích giếng cổ quốc gia xã Gio An. Sự việc xảy ra, UBND tỉnh Quảng Trị ngay lập tức kỷ luật 4 quan chức địa phương, gồm một phó chủ tịch huyện Gio Linh, chủ tịch xã Gio An và 2 cán bộ thôn có giếng cổ. Phải xử lý vi phạm kịp thời, cương quyết, nghiêm minh như vậy người dân mới tâm phục khẩu phục. Di tích văn hóa – tài sản quốc gia - mới được bảo vệ nguyên vẹn.

Nhiều di tích lịch sử - văn hóa ở Huế đang bị xâm hại nghiêm trọng. Nhưng xem ra vẫn chưa có quan chức nào từ thấp đến cao ở địa phương này bị xử lý kỷ luật vì thiếu trách nhiệm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo