xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Phản biện xã hội

Tương Lai

Phản biện xã hội là vấn đề được thảo luận sôi động, kéo dài suốt hơn một năm qua trong các hội đồng tư vấn của Ủy ban Trung ương MTTQ VN và cũng đã từng trải qua chặng đường “khấp khểnh”, “gập ghềnh”

Cuối cùng, vấn đề phản biện xã hội cũng đã đặt ra trong báo cáo chính trị của đại hội MTTQ vừa qua. Người trí thức có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ nặng nề đó, vì chính ở đây thể hiện rất rõ chức năng của họ.


Trong Văn kiện Đại hội X của Đảng cũng có một câu quan trọng: “Phát huy trí tuệ và năng lực của đội ngũ trí thức, trọng dụng nhân tài”.


Có lẽ bàn về trí thức thì ý của Nguyễn Công Trứ là đáng suy ngẫm. Trong Luận về kẻ sĩ, ông viết: “Vũ trụ chi gian giai phận sự” - xem việc trong trời đất là phận sự của mình. Thật ra, có nhiều cách diễn đạt sứ mệnh của người trí thức đích thực.

Chẳng hạn, GS Cao Xuân Hạo, nhà ngôn ngữ học bậc thầy đã quá cố, đòi hỏi “mỗi người trong chúng ta phải có đủ nhiệt huyết để dám tự thiêu hủy trong đấu tranh thì Chân mới thắng được Ngụy, Thiện mới thắng được Ác”, cũng là cách diễn đạt một phẩm tính nổi bật của người trí thức.


Ánh sáng trí tuệ từ khối óc và trái tim của người trí thức chân chính, nói như J.P Sartre, triết gia người Pháp thế kỷ 20, “người ý thức được sự xung đột xảy ra trong lòng họ và trong lòng xã hội” sẽ góp phần xua tan bóng tối đè nặng lên cuộc sống, góp phần vực con người đứng dậy, đi về phía trước.

Chính vì thế, có người nhấn mạnh rằng trí thức là người truyền bá tư tưởng. Tư tưởng đó có thể là của chính họ, hay là các ý tưởng của những người khác mà họ tâm đắc, coi là của chính mình. Phải truyền bá tư tưởng vì tư tưởng một khi thâm nhập quần chúng sẽ trở thành sức mạnh vật chất.


Cho nên, một người có bằng cấp cao chưa hẳn đã là một trí thức nếu ông ta không gắn kết công việc chuyên môn của mình với vận mệnh của đất nước; ông không quan tâm gì đến số phận của nhân dân mình mà chỉ biết có sự nghiệp riêng mình, chăm chút riêng cho tổ ấm gia đình mình.

Lại không thiếu những người “thức thời” song chán nản trước thời cuộc, “mũ ni che tai”, cũng không phải là người trí thức theo nghĩa chân chính của nó. Chính vì vậy, dựa vào ý của C.Mác, người ta đã đưa ra một cách định nghĩa khác về người trí thức: “Trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu.

Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”. Và chính ở đây, tiếng nói phản biện của người trí thức cũng thường thường phải trải qua những “khấp khểnh”, “gập ghềnh” rất khó tránh khỏi.


Nhìn lại hơn hai thập kỷ vừa qua, kinh tế nước ta đã từng bước tăng trưởng rất đáng khích lệ và đó là cái nền để các lĩnh vực khác bật lên. Nhưng cần sòng phẳng để nói rằng so với trước khi đổi mới, mặt bằng tri thức và kinh tế đã được từng bước nâng lên nhưng mặt bằng văn hóa thì dường như không cải thiện được bao nhiêu, thậm chí nhiều lĩnh vực lại tụt xuống!

Cảm nhận một cách sâu sắc và lo lắng cho điều này, người trí thức thường lên tiếng quyết liệt và mạnh mẽ. Tiếng nói ấy quả là không dễ để lắng nghe. Thế nhưng, theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “đổi mới phải bắt nguồn và bắt rễ từ mảnh đất văn hóa”, vì vậy “văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa”. Có thế mới hiểu tại sao nỗi lo văn hóa đang là nỗi lo thường trực của người trí thức và những phản biện của họ cũng thường tập trung vào lĩnh vực này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo