xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sẽ đỗ 100%?

LƯU NHI DŨ

Hôm nay, 946.000 thí sinh THPT trên cả nước bắt đầu ngày thi thứ nhất kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Đây là kỳ thi quốc gia để đánh giá 12 năm học phổ thông của mỗi học sinh - một kỳ thi quan trọng theo quan điểm của Bộ GD-ĐT.

Năm nay Bộ GD-ĐT quyết tâm tổ chức một kỳ thi nghiêm túc và chất lượng. Đó là điều đáng ghi nhận.

Để chuẩn bị cho kỳ thi này, Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT, sau đó là hai thông tư bổ sung sửa đổi; lập 10 đoàn thanh tra, chấm thi kiểm tra ít nhất 5% số bài đã chấm xong… Đây cũng là năm đầu tiên quy chế cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi. Quy định này gây tranh cãi vì nhiều chuyên gia giáo dục, nhiều nhà giáo phản ứng, cho rằng không cần thiết vì thí sinh vào phòng thi là để thi chứ không phải chống tiêu cực. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT vẫn giữ quan điểm nhằm thể hiện tinh thần chống tiêu cực triệt để.

Nhiều năm qua, Bộ GD-ĐT quyết tâm tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm minh nhưng vẫn thường xảy ra những sự cố như ở Hội đồng thi Trường THPT Dân lập Đồi Ngô - Bắc Giang (năm 2012), vụ 11 tỉnh ĐBSCL bắt tay nhau chấm điểm các môn thi tự luận (năm 2011). Ngay cả việc chấm thi vẫn có tiêu cực. Chính Bộ GD-ĐT cho biết kết quả chấm thẩm định ở 16 tỉnh, thành trong kỳ thi năm trước đã phát hiện hàng ngàn bài thi được người chấm thi nâng lên từ 2 đến 3 điểm.

Tất cả cho thấy việc tổ chức một kỳ thi quốc gia nghiêm túc quá khó khăn. Nhiều thách thức vẫn còn ở kỳ thi này, khi mà ngay trước kỳ thi này “phao” vẫn bán tràn ngập ở Hà Nội, Thanh Hóa, Quảng Ngãi… với giá 200.000 - 300.000 đồng/phao/môn thi.

Một tháng sau, lại có thêm một kỳ thi quốc gia khác - kỳ thi ĐH, CĐ. Nhiều ý kiến đề xuất nên hợp nhất 2 kỳ thi để đỡ tốn kém và tổ chức thi chặt chẽ hơn, khó hơn để làm cơ sở xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thực tế cũng đã có một số trường ĐH ngoài công lập đề xuất cách tuyển sinh này. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT giữ nguyên quan điểm khi cho rằng bản chất của hai kỳ thi này khác nhau. Điều đáng nói là một kỳ thi tốt nghiệp THPT cấp quốc gia như vậy rất tốn kém, như kỳ thi năm 2012, kinh phí chi cho mỗi thí sinh là 195.000 đồng. Riêng TP Hà Nội đã chi ít nhất 14,7 tỉ đồng và nếu tính 63 tỉnh - thành thì hàng trăm tỉ đồng đã chi ra  cho một kỳ thi quốc gia.

Tiền cũng chưa phải là vấn đề, cái chính là chất lượng. Nếu kỳ thi năm 2007 tỉ lệ đỗ là 80% thì năm 2010 tăng vọt lên 93%, năm 2011 là 96% và năm 2012 gần 99%. Theo đà “tăng trưởng” này, năm nay tỉ lệ đỗ sẽ tiệm cận 100%?

Một kỳ thi mà tỉ lệ thí sinh rớt quá ít, liệu có đánh giá đúng chất lượng của 12 năm học phổ thông? Và do đó, cải cách thi cử vẫn là một trong những thách thức lớn nhất mà ngành giáo dục đối mặt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo