xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thấy FDI, chớ vồ vập!

Dương Quang

Gần 520 doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã bỏ trốn khỏi Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư chính thức công bố số liệu trên song thực ra, tình trạng DN FDI bỏ trốn hoặc công khai rút khỏi Việt Nam đã diễn ra vài năm qua.

Chẳng những không ngăn được, các bộ - ngành chức năng còn bế tắc trong khâu giải quyết hậu quả.

Con số gần 520 DN FDI có tổng vốn đăng ký gần 1 tỉ USD so với khoảng 12.000 DN FDI hiện có tại Việt Nam với tổng vốn thực hiện hơn 100 tỉ USD so ra chưa phải là lớn, tức là hệ lụy về kinh tế chưa đến mức đáng ngại. Tuy nhiên, hệ lụy về mặt xã hội chắc chắn không nhỏ và dường như không thể xử lý.

Trước hết là hàng vạn lao động bị mất việc. Nếu trung bình mỗi DN có từ 100-150 lao động thì gần 5,2 vạn đến 7,8 vạn người đã không còn việc làm. Chế độ BHXH của người lao động, tiền BHXH DN phải đóng cho nhà nước theo đó cũng “gửi gió cho mây ngàn bay”! Việc kiện đòi tiền BHXH đối với nhóm đối tượng DN bỏ trốn này hầu như không thể. Chưa hết, hàng loạt ngân hàng cho vay sẽ phải ngậm đắng nuốt cay vì đã lỡ giải ngân, trong khi việc phát mãi tài sản không thể tiến hành vì tài sản chẳng còn hoặc do vướng luật.

Chén đắng mà các nhà đầu tư ngoại để lại nay chủ nhà phải uống. Đây là hậu quả tất yếu của những sơ hở chết người trong các điều luật hiện hành về đầu tư nước ngoài. Cụ thể là Luật Đầu tư và nghị định hướng dẫn thi hành luật hiện chưa có quy định cho phép thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của DN FDI vắng chủ; tài sản của nhà đầu tư nước ngoài được bảo hộ theo các điều ước quốc tế trong đó Việt Nam là thành viên, nếu chúng ta thu hồi thì dễ bị kiện. Thêm nữa, đa phần DN bỏ trốn là DN “ma” nên chẳng thể đưa ra tòa giải quyết...

Đó cũng là hậu quả cay đắng của tình trạng chạy đua thu hút vốn FDI bằng mọi giá của các tỉnh, thành. Có một thời, các địa phương thi nhau ban hành chính sách ưu đãi để thu hút vốn ngoại, chạy theo số lượng dự án mà thờ ơ với việc xác minh năng lực nhà đầu tư, để rồi sau này phải ngậm ngùi ăn bánh vẽ hoặc ký quyết định thu hồi dự án.

Năm 2013 này, Việt Nam đặt mục tiêu thu hút vốn khá dè dặt với 13-14 tỉ USD trong bối cảnh đang thua sút nhiều nước trong khu vực về cạnh tranh dòng vốn ngoại. Thà ít nhưng chất lượng cao còn hơn phải canh cánh nỗi lo vốn ảo và thảm trạng dự án “trùm mền”. Đây là giai đoạn phù hợp để lập lại trật tự trong lĩnh vực này mà việc trước tiên là phải sửa các điều luật liên quan càng sớm càng tốt. Các địa phương, tất nhiên, phải xem cuộc đào thoát của 520 DN FDI vừa qua là một bài học, nhắc nhở và cảnh báo tất cả cần phải tỉnh táo hơn với các dự án FDI.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo