xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thi nghiêm túc, quá khó?

LƯU NHI DŨ

Sáng nay, 16-6, nhiều tỉnh, thành đã công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Tuy còn một số địa phương chưa công bố nhưng các chuyên gia ước tính tỉ lệ đỗ có thể khoảng 97,12%. Theo đánh giá của Bộ GD-ĐT, đây là kỳ thi “an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế”.

Đánh giá công bằng thì Bộ GD-ĐT đã có nhiều cố gắng để tổ chức kỳ thi này. Đích thân Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nắm một nhánh của đường dây nóng trong kỳ thi, rồi việc Bộ GD-ĐT cương quyết bảo vệ quan điểm cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi để chống tiêu cực dù dư luận không ủng hộ.

Nỗ lực của Bộ GD-ĐT là đáng hoan nghênh nhưng dư luận đặt vấn đề vì sao để tổ chức một kỳ thi quốc gia nghiêm túc lại khó đến vậy? “Phao” vẫn rơi rớt ở một số hội đồng thi. Một số giám thị vẫn bị đình chỉ nhiệm vụ vì vi phạm quy chế như mang điện thoại, dùng điện thoại di động trong khu vực cấm… trong khi chính mình phổ biến nội quy cho thí sinh! Nếu chỉ như vậy thì kỳ thi vẫn có thể được đánh giá là “an toàn, nghiêm túc” nhưng giờ chót lại thò ra vụ tiêu cực ở Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung, Hà Nội.

Các chuyên gia giáo dục cho rằng muốn tổ chức một kỳ thi thật sự nghiêm túc, ngoài quy chế chặt chẽ thì vai trò của giám thị là rất quan trọng. Chẳng hạn, vụ tiêu cực xảy ra ở Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung, trong phòng thi số 35 có đến 2 giám thị, 1 giám thị hành lang, 7 phòng liền nhau có 1 thanh tra giám sát cắm chốt, chủ tịch, phó chủ tịch, tổ thanh tra hội đồng thi. Ngoài ra, còn có 20 đoàn của sở GD-ĐT sẵn sàng thanh tra đột xuất, chưa kể các đoàn thanh tra cũng đột xuất của Bộ GD-ĐT. Vậy mà tiêu cực vẫn xảy ra. Có lẽ vì vậy mà nên bổ sung quy chế về trách nhiệm, quyền hạn của giám thị trong các kỳ thi quốc gia để đủ cơ sở xử lý nặng hơn, như buộc thôi việc giám thị để xảy ra tiêu cực chẳng hạn thì việc tổ chức một kỳ thi nghiêm túc đâu có khó?

Dẫu sao thì một kỳ thi nữa cũng đã qua. Điều dư luận quan tâm là mục đích kỳ thi này để làm gì? Nên nhớ rằng năm 2012, chi phí cho mỗi thí sinh dự thi của Bộ GD-ĐT là 195.000 đồng. Năm nay chắc chắn chi phí ấy còn cao hơn và với 946.000 thí sinh, kinh phí này lên đến hơn 184 tỉ đồng, nếu tính như năm trước. Kinh phí lớn như vậy có hợp lý cho một kỳ thi mà 10 thí sinh chỉ loại chưa đến 1, khi mà vài tuần nữa các em lại bước vào kỳ thi đại học căng thẳng?

Nền giáo dục nước ta đang bề bộn, từ hạ tầng cơ sở đến chất lượng giáo viên. Áp lực học để thi đang đè nặng lên tâm lý giáo viên, học sinh. Nói thẳng ra, đó là một nền giáo dục tụt hậu. Vì vậy, một cuộc cải cách toàn diện phải được tiến hành cấp bách, nếu không muốn tiếp tục tụt xa hơn nữa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo