xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thị trường khó, xuất khẩu vẫn tăng

Minh Hà

XUẤT KHẨU. - Bình quân mỗi tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cả nước đạt hơn 1,55 tỉ USD. Nhiều mặt hàng trong số 20 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu đều tăng khối lượng và KNXK so với cùng kỳ năm 2002. Trong đó, các mặt hàng công nghiệp chế biến đều có tốc độ tăng trưởng khá cao.

Lý giải sự tăng trưởng khả quan này trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều tác động không thuận lợi, ông Phạm Thế Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Thương mại), nhấn mạnh đến yếu tố “cơ cấu hàng xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực” và “sự năng động nhanh nhạy của các doanh nghiệp (DN) đối với việc tiếp cận thị trường mới” là Mỹ.

Bốn mặt hàng tăng mạnh

Điều đáng mừng, theo Bộ Thương mại, xuất khẩu quý I/2003 có sự tăng trưởng khá đồng đều ở cả ba lĩnh vực: nguyên liệu thô, nông thủy sản, hàng công nghiệp chế biến, trong đó, tập trung mạnh vào bốn mặt hàng: dầu thô, dệt may, hải sản và giày dép. Bốn mặt hàng này (chiếm khoảng 62% KNXK quý I) đã đóng góp tới 73% mức tăng trưởng KNXK nói chung. Ngoài dầu thô năm nay được lợi về giá, hàng dệt may 3 tháng đầu năm đã bứt lên được về số lượng,  KNXK đạt 850 triệu USD, tăng 90,8%. Ông Mai Hoàng Ân, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết hiện nhiều DN của Vinatex đang “quá tải” các đơn hàng xuất khẩu 6 tháng đầu năm. Nhưng 6 tháng cuối năm thì “chưa dám nói gì nhiều” vì còn phụ thuộc vào tình hình đàm phán hạn ngạch vào thị trường Mỹ. Mong muốn của Vinatex và các DN dệt may là sớm kết thúc việc đàm phán để nắm rõ số lượng hạn ngạch và có kế hoạch phân bổ quota cho tất cả các DN đã ký hợp đồng vào thị trường này. 

Thủy sản, tuy vấp nhiều hàng rào kỹ thuật ở thị trường EU và vụ kiện cá basa ở thị trường Mỹ, nhưng do đầu tư nhiều vào các sản phẩm chế biến, KNXK vẫn đạt gần nửa tỉ USD, tăng 29,2% so với cùng kỳ. KNXK giày dép đạt 578 triệu USD, tăng 32%. Ngoài ra, mặt hàng gạo dù phải chuyển hướng xuất khẩu vào các thị trường khác ngoài Iraq, giá bình quân đạt thấp hơn, nhưng KNXK vẫn tăng khá (43,3%).

Cần nhiều giải pháp  đồng bộ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cảnh báo: Dù quý I/2003, xuất khẩu tăng cao, nhưng để đạt được mục tiêu xuất khẩu cả năm tối thiểu 18 tỉ USD, thì KNXK bình quân các tháng trong quý II ít nhất cũng phải đạt 1,5 tỉ USD/tháng. Đây là mục tiêu cao, đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu, đồng bộ để tăng nhanh KNXK, nhất là với một số mặt hàng đang có thị trường như dầu thô, than đá, gạo. Bộ Thương mại cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong những tháng đầu năm đạt mức cao là do tiếp tục duy trì được đà của những tháng cuối năm 2002, trong khi cơ số so sánh là những tháng đầu năm 2002 có KNXK ở mức thấp (-10%). Theo ông Dũng,  tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lũy kế trong những quý tiếp theo của năm nay sẽ có xu hướng giảm dần. Hiện nay, Bộ Thương mại đang khuyến cáo các DN đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường xuất khẩu thay thế thị trường Iraq với các mặt hàng: gạo, sữa, dầu ăn, chè... Ngành dệt may cũng đang nỗ lực khôi phục thị trường EU, Nhật hiện đang bị sút giảm gần 20% do sức cạnh tranh kém xa Trung Quốc. Ông Mai Quốc Ân cho biết, Vinatex đang thành lập các tổ công tác đến từng DN, tìm cách giảm chi phí đầu vào, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp cụ thể. Một phó tổng giám đốc của Vinatex cũng đang có mặt trong đoàn đến thăm Nhật do Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu, để ký biên bản với tập đoàn Mitsubishi thành lập hai văn phòng đại diện, một ở Tokyo và một ở Hà Nội để giữ  chân thị trường Nhật.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo