xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung thực và hiếu nghĩa

DƯƠNG QUANG

Vụ Vinamit thắng kiện tranh chấp thương hiệu tại Trung Quốc không phải là chuyện riêng của công ty này mà là vấn đề chung cho cả cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi báo chí đưa tin, nhiều bạn đọc đề nghị hãy chia sẻ rộng rãi cách làm của Vinamit bởi đấy là một bài học sâu sắc.

Vinamit đã đưa hàng (nông sản thuần Việt chế biến, sấy khô đóng gói) vào Trung Quốc cả chục năm nay. Sản phẩm bán chạy ắt không tránh được gian thương dòm ngó. “Thị trường Trung Quốc như con dao hai lưỡi, dễ kiếm tiền song cũng dễ đứt tay” - ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty CP Vinamit, nhìn nhận.

Vinamit đã “đứt tay” thật! Từ 4 năm trước, thấy sản phẩm trái cây đóng gói Đức Thành (nhãn hiệu của Vinamit) được tiêu thụ mạnh, một nhà phân phối của chính Vinamit ở Trung Quốc đã nhanh tay đăng ký sở hữu nhãn hiệu này với cơ quan chức năng sở tại rồi làm hàng nhái hàng Đức Thành, ào ạt bán ra thị trường.

Phát hiện vụ việc, ông Viên mất đến 4 năm để nhiều lần sang Trung Quốc cùng luật sư đi kiện đòi nhãn hiệu. Theo đuổi 3 phiên tòa với bao nhọc nhằn, Vinamit mới thắng kiện được. 

Câu chuyện của Vinamit hâm nóng lại các vấn đề về cách thức làm ăn của doanh nhân xứ ta. Thực ra, không chỉ doanh nghiệp lớn cỡ như Vinamit mới đủ lực ra nước ngoài kiện đòi nhãn hiệu mà Việt Nam đã từng có nông dân miệt vườn sang Trung Quốc kiện và thắng oanh liệt. Đó là bà Nguyễn Thị Tỏ (Hai Tỏ), Giám đốc Công ty Kẹo dừa Đông Á (Bến Tre), hơn 10 năm trước lặn lội sang Trung Quốc kiện Công ty Rừng Dừa ở nước này lấy cắp nhãn hiệu “kẹo dừa bà già đeo mắt kính”. Hoàn cảnh khác nhau, cách thức kiện tụng cũng khác nhau nhưng khi có chung quyết tâm bảo vệ thương hiệu cao độ, sự tự tin và chứng cứ pháp lý rõ ràng thì công lý ắt đứng về phía các nguyên đơn. Rất tiếc là nhiều doanh nghiệp nước ta cũng đang bị đối tác bên Trung Quốc xâm hại quyền lợi nhưng chỉ đối phó yếu ớt bằng cách hoặc dần dần bỏ cuộc hoặc lặng lẽ vận động… kẻ cắp trả lại (!). Đau hơn nữa là chính các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nhái hàng của nhau rồi xuất bán sang nước ngoài hoặc móc nối với đầu mối bên Trung Quốc làm hàng nhái rồi đưa sang đó bán.

Karl Marx từng nói: “Khi lợi nhuận có thể lên tới 300%, nhà tư bản - dù có thắt cổ - họ vẫn làm”. Lòng tham kiểu ấy là kẻ thù muôn đời của đạo kinh doanh. Sống dựa vào nó thì cơ nghiệp trước sau gì cũng tan nát. Từ 100 năm nước, danh nhân Lương Văn Can đã kêu gọi: “Kinh doanh phải trung thực và hiếu nghĩa”. Hầu như doanh nhân Việt nào cũng được học lời dạy này nhưng chẳng phải ai cũng làm theo được. Trong khi đó, vẫn có không ít doanh nghiệp biết làm ăn tử tế, chân thành; luôn trân trọng và có khát vọng giữ gìn, bảo vệ thương hiệu Việt. Ấy mới là những tấm gương kinh doanh “trung thực và hiếu nghĩa” đáng được khen ngợi, học hỏi và nhân rộng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo