xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ứng phó tranh chấp quốc tế

Thế Kha - Nhung Đỗ

Ngoài việc chủ trì giải quyết các tranh chấp thương mại, bộ phận tư pháp nên tham gia hướng dẫn, tư vấn cho doanh nghiệp am hiểu pháp luật ngay từ trước khi ký kết hợp đồng quốc tế

Thủ tướng Chính phủ vừa ra Quyết định 04/2014 về việc ban hành quy chế phối hợp trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, tạo cơ sở để các bộ, ngành liên quan giải quyết các vụ tranh chấp, kiện tụng để tránh những rủi ro, thiệt hại. Trong đó, Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan chủ trì giải quyết các vụ tranh chấp đầu tư quốc tế phát sinh khi nhà đầu tư kiện Chính phủ Việt Nam trên cơ sở hiệp định bảo hộ đầu tư.

Giảm thiểu rủi ro do thiếu tư vấn pháp lý

Trong giai đoạn 2010-2013, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành địa phương giải quyết 17 vụ tranh chấp quốc tế liên quan đến cơ quan nhà nước, doanh nghiệp (DN) nhà nước. Trong đó có vụ tranh chấp đầu tư quốc tế phải giải quyết tại Hội đồng trọng tài quốc tế (vụ thắng kiện nhà đầu tư South Fork của Mỹ - đòi tỉnh Bình Thuận bồi thường gần 4 tỉ USD, vụ DialAsie); các vụ liên quan đến DN kiện nhau nhưng phía nước ngoài đề nghị có sự can thiệp của Chính phủ Việt Nam (vụ AYAD Kuwait, vụ Recofi); các vụ Việt Nam kiện nước ngoài (vụ kiện tôm với Mỹ ở WTO và vụ các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam kiện các công ty hóa chất Mỹ). Nhiều vụ đã phải giải quyết thông qua thương lượng hòa giải như vụ VTV, vụ đại lộ Đông Tây…

Dự án đầu tư du lịch của Công ty South Fork (Mỹ) rộng 600 ha thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (nơi South Fork kiện đòi UBND tỉnh Bình Thuận bồi thường 4 tỉ USD) đến bây giờ vẫn chỉ là một bãi đất trống    Ảnh: Bạch Long
Dự án đầu tư du lịch của Công ty South Fork (Mỹ) rộng 600 ha thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận (nơi South Fork kiện đòi UBND tỉnh Bình Thuận bồi thường 4 tỉ USD) đến bây giờ vẫn chỉ là một bãi đất trống Ảnh: Bạch Long

Tuy vậy, thực tế, có nhiều vụ việc tranh chấp quốc tế do tự thân DN hoặc hiệp hội ngành hàng đứng ra giải quyết nên gặp nhiều rủi ro về pháp lý, thiệt hại về kinh tế. Ngay trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, hầu hết các bộ, ngành giao các đơn vị chuyên môn hoặc hợp tác quốc tế chủ trì thực hiện. Theo Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp, sự tham gia của pháp chế trong nhiều trường hợp còn rất hạn chế, thậm chí trong một số trường hợp không có sự tham gia của pháp chế. “Điều này khiến một số điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ khi chuyển tới Bộ Tư pháp để góp ý, thẩm định... chưa bảo đảm yêu cầu về mặt pháp lý, chưa thật phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam hoặc có thể đem lại rủi ro pháp lý cho phía Việt Nam” - lãnh đạo Vụ Pháp luật quốc tế nhận định.

Phối hợp từ khâu đầu tiên

Theo ông Lương Văn Tự - nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao -  sự tham gia của cơ quan tư pháp trong giải quyết các vụ tranh chấp thương mại có thể mang lại hiệu quả hơn nhưng bộ phận tư pháp phải tham gia phối hợp ngay từ trước khi ký kết hợp đồng. “Tốt nhất là bộ phận tư pháp nên tham gia xuyên suốt dưới hình thức hướng dẫn các đơn vị, DN về pháp lý để họ am hiểu pháp luật quốc tế ngay từ đầu và trong khi ký kết hợp đồng, đưa ra những lời khuyên có lợi nhất trong thỏa thuận hợp đồng. Khi xảy ra các vụ việc tranh chấp thì có biện pháp phối hợp với nhau xử lý ngay” - ông Tự tư vấn.

Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng Văn phòng Luật sư Hoàng Hưng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), cũng cho rằng hiện nay có khoảng 80%-90% DN Việt Nam không có bộ phận làm công tác pháp chế nên khi có vấn đề tranh chấp, vướng mắc thì thường rất lúng túng. “Chúng ta làm ăn kinh doanh chủ yếu vẫn theo kiểu “biết tuốt”, tức là không chú ý bố trí cán bộ chuyên trách về mặt tư pháp, mà khâu này lại rất quan trọng. Chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DN nhà nước, tổng công ty thì còn coi trọng pháp chế, còn hầu hết DN vừa và nhỏ không coi trọng” - ông Hướng nhận xét. Theo ông, khi xảy ra xung đột, tranh chấp phải hầu tòa thì thường các DN bị thiệt hại lớn. Do đó, nâng cao vai trò, sự tham gia của pháp chế từ trước khi có tranh chấp có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ DN trước các tranh chấp quốc tế.

Tuy vậy, một điểm tồn tại đáng quan tâm hiện nay là đội ngũ những người làm công tác tư pháp, pháp chế còn hạn chế về nhiều mặt nên thực tế các DN rất thiếu người tư vấn. Ông Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), nhận định trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng thì chuyện vướng vào kiện tụng quốc tế chỉ là ít hay nhiều nên đòi hỏi việc thẩm định, rà soát các bước trước khi ký kết các hiệp định, hợp đồng… phải chặt chẽ, bài bản.

“Việc hội nhập quốc tế muộn, chiến lược đào tạo những người làm công tác tư pháp, pháp chế còn hạn chế và sự hiểu biết về pháp luật quốc tế, cung cách hành xử cũng đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thua thiệt là những điểm hạn chế của Việt Nam” - ông Huỳnh phân tích.

Bớt thiệt hại

Theo luật sư Hoàng Văn Hướng, đối với những vụ kiện tụng, tranh chấp quốc tế, DN Việt Nam có thể bị thiệt hại đến hàng tỉ USD do lỏng lẻo ở khâu pháp lý, đặc biệt là thiếu hiểu biết pháp lý. Việc Bộ Tư pháp đứng ra chủ trì giải quyết tranh chấp sẽ tạo điều kiện cho DN có sự trợ giúp về pháp lý, có cơ quan nhà nước đại diện trước tòa án quốc tế và nhiều khả năng kiện tụng sẽ được giải quyết bằng biện pháp hòa giải, bớt tốn kém cho các bên trong tranh chấp...

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo