Cần tăng cường năng lực tài chính của các NHTM cổ phần
Hiện nay, NHTM mới cấp tín dụng cho kinh tế tư nhân khoảng 24% tổng dư nợ. Các hộ kinh doanh cá thể tiếp cận với nguồn vốn NH còn thấp. Các NHTM trở thành “tiệm cầm đồ vĩ đại” vì chủ yếu cho vay thế chấp, tài sản khó xử lý khi có sự cố. Theo một con số được đưa ra, hiện các NHTM còn khoảng trên 300.000 tỉ USD nợ đọng, trong đó 2/3 là của các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Thạc sĩ Trần Anh Tuấn (Viện Kinh tế TPHCM) đặt vấn đề: Mở cửa thị trường vốn trong nước sao cho người gởi tiền nhận được lãi suất thực dương (được điều chỉnh theo lạm phát). Việc vay và cho vay không hạn chế giữa các DN và các hộ gia đình. Mặt khác, cần mở rộng dần hoạt động của các NH nước ngoài trên lãnh thổ VN.
Hiện nay, các NH liên doanh chưa được nhận tiền gửi ngoại tệ của cá nhân người VN. Riêng các chi nhánh NH nước ngoài vẫn chưa được nhận tiền gửi tiết kiệm dưới bất kỳ hình thức nào kể cả tiền gửi có kỳ hạn bằng VNĐ. Tiến sĩ Phạm Văn Năng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng cần tăng năng lực tài chính của các NHTM cổ phần. Theo thống kê, chỉ có khoảng 10/46 NHTM cổ phần có vốn điều lệ trên 100 tỉ đồng. Trong khi NH nước ngoài, một chi nhánh đã có vốn điều lệ đến 15 triệu USD, NH mẹ thì hàng trăm tỉ USD.
Cho vay thế chấp là do trình độ nghiệp vụ yếu
Theo phó giáo sư - tiến sĩ Lê Văn Tề, đại diện NHNN TPHCM, đào tạo và quản lý nguồn lực là một nội dung quan trọng và là một yêu cầu có tính sống còn đối với toàn bộ quá trình hội nhập quốc tế NH. Đầu tiên là đào tạo các nhà quản trị và đội ngũ nhân viên thừa hành. Tiến sĩ Hoàng Đức đặt vấn đề: “Các NH nước ngoài chủ yếu cho vay bằng tín chấp mà vẫn đẩy mạnh thị phần. Điều này chứng tỏ họ có nghiệp vụ rất giỏi. Còn NHTM của ta chủ yếu cho vay thế chấp do trình độ yếu. Hội nhập NH mà không chịu khó đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ thì rất khó”.
**********
Ngân hàng VN nhất thiết phải vào sân chơi chung
Lần đầu tiên VN đã chính thức mời 3 công ty đánh giá hệ số tín nhiệm hàng đầu thế giới là Fich, Standard và Poor (S & P), Moody’s vào VN đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia. Hệ số tín nhiệm cao là cơ sở thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét mua trái phiếu VN
Hầu hết các diễn giả đều cho rằng NHVN phải ra sân chơi chung dù phải đương đầu với những rủi ro. Tiến sĩ Sử Đình Thành (Trường ĐH Kinh tế TPHCM) cho rằng trong bối cảnh hội nhập và nền kinh tế cần huy động vốn lớn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, Nhà nước nên thực hiện một chính sách nới lỏng trong quản lý ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở tài khoản, sử dụng ngoại tệ trong thanh toán quốc tế và chuyển vốn đầu tư. Tuy nhiên, tuyệt đối tôn trọng nguyên tắc trên lãnh thổ VN chỉ thanh toán bằng tiền đồng VN. Tránh hiện tượng đô la hóa nền kinh tế.
Chính sách kết hối ngoại tệ cũng cần được nới lỏng một khi thị trường ngoại tệ đi vào thế ổn định, để không làm phương hại đến môi trường đầu tư.
Một con đường hội nhập tất yếu nữa là tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Để chuẩn bị cho việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường tài chính quốc tế vào cuối năm nay, lần đầu tiên VN đã chính thức mời 3 công ty đánh giá hệ số tín nhiệm hàng đầu thế giới là Fich, Standard và Poor (S & P), Moody’s vào VN đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia. S & P đã xếp hệ số tín nhiệm quốc gia của VN ở mức 2B (BB), cao hơn Cộng hòa Liên bang Nga và Bolivia (B+). Triển vọng hệ số tín nhiệm của VN được đánh giá là ổn định. Đây là cơ sở thuận lợi để các nhà đầu tư xem xét khi mua trái phiếu VN và khi VN vay vốn nước ngoài để đầu tư phát triển, lãi suất phải trả sẽ thấp hơn.
Một số đại biểu còn kiến nghị với NHNN xúc tiến mở chi nhánh NHVN ở nước ngoài để tiếp cận với thị trường quốc tế. Hiện tại, NHVN mới chỉ mở chi nhánh ở Lào. Đồng thời, phát triển mạnh các dịch vụ tài chính NH mới như Swap, Forward, Option, Asset, Management, Electronic, Banking, ATM và mở rộng giao dịch trực tuyến qua mạng Internet.
Nguyễn Minh
PGS-TS Lê Văn Tề: Điều đầu tiênlà quốc tế hóa hoạt động ngân hàng Khi đề cập đến hội nhập quốc tế về NH, điều đầu tiên đặt ra là phải quốc tế hóa hoạt động NH. Rất tiếc hoạt động NH của chúng ta còn rất đơn điệu, phần lớn tiến hành các nghiệp vụ NH truyền thống trong khi sự phát triển nghiệp vụ NH thế giới diễn ra hết sức sâu sắc và toàn diện như: Nghiệp vụ NH bán buôn, về quản trị tài sản nợ, nghiệp vụ NH đa quốc gia, nghiệp vụ NH châu Âu, thị trường tiền tệ châu Á; những công cụ về nghiệp vụ NH quốc tế, tín dụng tuần hoàn, tín dụng đa quốc gia, tín dụng chứng khoán, tín dụng cầm cố, bảo hiểm, các nghiệp vụ Option, Arbitrage, Future, Forward và bán hàng trả chậm... Vốn, kinh nghiệm quản lý và kinh doanh của NHTM của ta còn yếu. Vị thế của NHTM còn bị động, lệ thuộc. Chúng ta cũng chưa tách bạch rõ ràng nghiệp vụ chính sách ra khỏi các NHTM Nhà nước... Uy tín của NH là một loại tài sản vô hình cực kỳ quan trọng, nên cần xếp loại các NHTM theo từng tiêu chí có tính quốc tế. |
Bình luận (0)