xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Cây chất lỏng" làm giảm CO2 trong không khí

Hải Ngọc

Một trong những cách quen thuộc để làm giảm nồng độ CO2 trong không khí là trồng cây. Nhưng điều này không dễ với những đô thị đất chật người đông. Argentina và một số nước có thể đã tìm ra giải pháp đột phá cho vấn đề này bằng cách tạo ra "cây chất lỏng".

Có thể nói "cây chất lỏng" cũng quang hợp như cây xanh thật khi chúng loại bỏ CO2 trong không khí và sản xuất ra ôxy, song các nhà nghiên cứu của các dự án liên quan nói chúng hiệu quả hơn cây xanh khoảng 10-50 lần trong việc làm sạch không khí.

"Cây chất lỏng" ở Argentina có tên gọi chính thức là dự án Y-ALGAE, do Công ty công nghệ Y-TEC của nước này phát triển với sự trợ giúp của Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Đa dạng sinh học. Thiết bị này bao gồm một lò phản ứng quang sinh học, hay còn gọi là công nghệ nhân sinh khối, với thành phần là các vi tảo bản địa lấy từ phía Đông Nam tỉnh Buenos Aires. Thông qua quang hợp, số vi tảo này sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời (hoặc ánh sáng nhân tạo) để biến CO2 thành ôxy và sinh khối.

Y-ALGAE là dự án đầu tiên dạng này ở Argentina, hiện đã dựng hai "cây" bên đường Figueroa Alcorta và đại lộ Juramento ở thủ đô Buenos Aires. Với các nhà khoa học, đây là một công nghệ rất toàn diện vì còn cho phép sử dụng nước thải hoặc sản xuất nước trong chu trình vận hành, sau đó tận dụng sinh khối làm nguồn năng lượng sạch - từ đó hỗ trợ cho nền kinh tế tuần hoàn. Riêng trong dự án Y-ALGAE, sinh khối được dùng làm phân bón và bê-tông.

“Cây chất lỏng” Liquid 3 ở Serbia Ảnh: UNDP.ORG

“Cây chất lỏng” Liquid 3 ở Serbia Ảnh: UNDP.ORG

Thực ra "cây chất lỏng" tương tự đã được tạo ra từ năm 2021 ở Serbia với tên gọi Liquid 3; tác giả là các nhà nghiên cứu của Trường ĐH Belgrade. Với cùng mục đích chống biến đổi khí hậu trong môi trường đô thị, cụ thể là giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính và tăng chất lượng không khí ở những nơi có mật độ dân cư đông, Liquid 3 chứa khoảng 600 lít nước cùng vi tảo.

Liquid 3 được thiết kế kèm băng ghế, có chỗ sạc điện thoại di động và phát sáng ban đêm (nhờ năng lượng mặt trời tích trữ). Đây cũng là một cách tăng nhận thức về biến đổi khí hậu cho người dân. Dự án ở Serbia còn nhằm mở rộng các ứng dụng của vi tảo, bao gồm xử lý nước thải, làm sạch không khí, sản xuất sinh khối và nhiên liệu sinh học…

Theo trang Karmactic, các nhà khoa học ở cả Serbia và Argentina đều nhấn mạnh rằng "cây chất lỏng" có hiệu quả hơn, do cây thật bị ảnh hưởng bởi bụi bặm và gien có hại, làm giảm khả năng hấp thụ CO2. Phía Serbia cho rằng một "cây" Liquid 3 tương đương 2 cây xanh 10 năm tuổi hoặc 200 m2 cỏ, còn các chuyên gia của Y-ALGAE nói một thiết bị của mình làm sạch không khí ngang với khoảng 20 cây nhỏ.

Dù vậy, họ khẳng định "cây chất lỏng" không nhằm thay thế rừng mà chỉ là chèn thêm vào đô thị. Chẳng hạn, thủ đô Belgrade của Serbia là thành phố ô nhiễm nhất nước này, chất lượng không khí rất tệ do có tới hai nhà máy điện chạy bằng than lớn ở gần. Do đó, Liquid 3 được "trồng" trên đường Makedonska ở Belgrade, là khu vực có nồng độ CO2 cao nhất cả nước. "Cây chất lỏng" mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, một trong những thách thức lớn nhất là vấn đề bảo trì, bao gồm định kỳ thay toàn bộ nước và vi tảo trong bể chứa.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo