xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Cây tre” hòa hiếu

Dương Ngọc

Trường phái đối ngoại, ngoại giao “cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khái quát: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển, thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng được tổ chức hồi tháng 12-2021 đã thống nhất cao khẳng định về sự hình thành, phát triển của trường phái đối ngoại, ngoại giao "cây tre Việt Nam".

KIM CHỈ NAM CHO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI

Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong gần 40 năm đổi mới, Đảng ta đã kế thừa và phát huy bản sắc, cội nguồn và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, phát triển trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thành nên một trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam".

“Cây tre” hòa hiếu- Ảnh 1.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12 đến 13-12-2023. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiều 12-12-2023, tại trụ sở Trung ương Đảng. Ảnh: TTXVN

Đó là vừa kiên định về nguyên tắc vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt, sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, vì độc lập, tự do của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng luôn luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Trao đổi với báo chí về ý nghĩa của trường phái "ngoại giao cây tre" và tầm quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Tổng Bí thư đã sử dụng hình tượng cây tre Việt Nam rất thân thuộc, rất giản dị nhưng phản ánh rất sinh động và khái quát nội dung cốt lõi và xuyên suốt đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, cũng như bản sắc độc đáo của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam được xây dựng và phát triển trên cơ sở kế thừa, vận dụng sáng tạo tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và ngoại giao của dân tộc đã trường tồn qua lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Đó là: Gốc vững - cũng là nguyên tắc vì lợi ích quốc gia, dân tộc, trên cơ sở nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, lấy thực lực làm gốc, lấy đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng để tạo thế, lập thời.

Thân chắc - là phương thức để tạo nên sức mạnh, trong đó sức mạnh đại đoàn kết dân tộc là nhân tố căn bản, sống còn, là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, là giương cao ngọn cờ chính nghĩa, nhân văn, thủy chung và thượng tôn pháp luật; cành uyển chuyển - là phong cách nghệ thuật ứng xử linh hoạt, trên nguyên tắc dĩ bất biến, ứng vạn biến, là cách ứng xử biết mình, biết người, biết thời, biết thế, biết tiến, biết thoái và biết dừng, biết biến.

Có thể nói, hình tượng ngoại giao "cây tre Việt Nam" đã phản ánh súc tích, đầy đủ và sinh động bản sắc ngoại giao Việt Nam, không chỉ là kim chỉ nam cho các hoạt động đối ngoại và ngoại giao của nước ta mà còn có sức lan tỏa sâu rộng đến toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và bạn bè quốc tế về một nền đối ngoại và ngoại giao độc đáo, thấm đượm văn hóa, tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI VỀ CHẤT TRONG ĐỐI NGOẠI

Từ sau Đại hội XIII của Đảng, tình hình thế giới và trong nước bên cạnh cơ hội, thuận lợi, có nhiều diễn biến khó lường, phức tạp hơn so với dự báo, nhiều khó khăn, thách thức mới xuất hiện và gay gắt hơn. Trong bối cảnh đó, nhiệm vụ và yêu cầu đối với công tác đối ngoại nặng nề hơn trước.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định với sự nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, công tác đối ngoại và ngoại giao đã khẳng định rõ bản sắc ngoại giao "cây tre Việt Nam", là một điểm sáng nổi bật trong thành tựu chung của đất nước. Cụ thể, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng đã được tổ chức quán triệt và triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

“Cây tre” hòa hiếu- Ảnh 2.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30-10-2022 đến ngày 1-11-2022. Trong ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Ảnh: TTXVN

Hai là, củng cố vững chắc hơn cục diện đối ngoại rộng mở, thuận lợi cho phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Thành công của các chuyến thăm, điện đàm của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhất là 45 chuyến thăm của các lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các nước đối tác chiến lược, hầu hết các nước ASEAN, nhiều đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và gần 50 chuyến thăm của lãnh đạo các nước đến Việt Nam, trong đó có những chuyến thăm lịch sử như chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden... đã tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của nước ta. Cùng với đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả.

Ba là, đối ngoại đã phát huy vai trò tiên phong giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù thế giới trải qua những biến động lớn, rất phức tạp nhưng chúng ta đã xử lý đúng đắn các vấn đề đối ngoại, quan hệ với các đối tác trên cơ sở kiên định độc lập, tự chủ, hòa hiếu, đồng thời linh hoạt trong sách lược, ứng xử. Bên cạnh đó, chúng ta đã chủ động, tích cực thúc đẩy đối thoại và đạt được những kết quả rất quan trọng về phân định, giải quyết một số vấn đề biên giới lãnh thổ trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Bốn là, đối ngoại đi đầu huy động nguồn lực bên ngoài, đóng góp quan trọng vào kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội. "Ngoại giao vắc-xin" đã đóng góp trực tiếp vào thực hiện thắng lợi chiến lược tiêm chủng, tạo tiền đề cho đẩy lùi dịch COVID-19. Chúng ta đã tranh thủ tốt các hiệp định thương mại tự do, các xu thế phát triển mới để đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư, khoa học - công nghệ, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam trở thành một điểm sáng trong bức tranh xám màu của kinh tế thế giới.

Năm là, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao. Việt Nam được tín nhiệm bầu vào nhiều vị trí, trọng trách quốc tế quan trọng, nhất là trong ASEAN và Liên Hiệp Quốc như Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 77, thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Ủy ban Di sản thế giới, Ủy ban Luật pháp quốc tế… Chúng ta đóng góp tích cực vào các vấn đề chung như chống biến đổi khí hậu, cắt giảm khí thải, cử cán bộ, chiến sĩ tham gia thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình, hỗ trợ nhân đạo cho các quốc gia chịu thiên tai, xung đột...

Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay.

"Thân gầy guộc,

lá mong manh.

Mà sao nên lũy nên thành, tre ơi?"

(thơ Nguyễn Duy)

Những thành tựu nói trên đã khẳng định bản sắc rất độc đáo của nền ngoại giao Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách và truyền thống ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tư tưởng của nhân loại. Trong đó, chúng ta đã kiên định về nguyên tắc, giữ vững nguyên tắc, đồng thời rất linh hoạt, uyển chuyển trong triển khai trên thực tế.

Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 tháng 12-2023, trường phái đối ngoại, ngoại giao "cây tre Việt Nam" ngày càng được quốc tế thừa nhận rộng rãi. Cựu Phó Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ SD Pradhan nhận định trường phái "ngoại giao cây tre" là khái niệm chiến lược và có giá trị trong quan hệ quốc tế, nên được các tổ chức học thuật xem xét như một chủ đề nghiên cứu và cần được phổ biến rộng rãi.



Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo