Luật sư TRƯƠNG VĂN TUẤN, Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn, trả lời: Theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
Luật yêu cầu người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Đối với người thừa kế theo di chúc là cá nhân thì phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
Như vậy, luật không cấm cha dượng viết di chúc để lại tài sản cho con riêng của vợ. Do đó, cha dượng có thể viết di chúc để lại một phần hoặc toàn bộ tài sản cho con riêng của vợ nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.
Tuy nhiên, nếu con riêng của vợ vi phạm nghiêm trọng các nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng; xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc các hành vi khác phạm vào các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 621 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì con riêng của vợ cũng có thể không được hưởng di sản mà cha dượng để lại theo di chúc.
Bình luận (0)