xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu

Quang Nhật. Ảnh: Anh Việt

(NLĐO) - Sau 3 năm khởi công, điện Thái Hoà sắp hoàn thành trùng tu, sẵn sàng đón du khách vào tham quan trở lại.

Những ngày này, đơn vị trúng thầu thi công dự án "Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà" nằm trong Đại nội Huế đang ngày đêm chạy đua với thời gian để hoàn thiện những hạng mục cuối cùng, kịp lễ khánh thành dự kiến vào ngày 23-11.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 1.

Những người thợ sơn miệt mài với công việc của mình.

Điện Thái Hòa được vua Gia Long cho xây dựng vào năm 1805 tại khu vực Đại Cung môn. Đến năm 1833, vua Minh Mạng cho xây dựng lại công trình ở vị trí hiện nay. Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng cung triều Nguyễn. 

Đây là nơi đặt ngai vàng các đời vua nhà Nguyễn (1802-1945), tổ chức các buổi lễ đại triều hàng tháng (vào ngày 1 và 15 âm lịch ), lễ Hưng Quốc Khánh Niệm... với sự tham gia của vua, hoàn thân quốc thích và các vị đại thần.

Vào cuối năm 2021, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã khởi công dự án Bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa với tổng mức đầu tư gần 129 tỉ đồng, gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn huy động khác.

Điện Thái Hòa được hạ giải, các vật liệu cũ được tận dụng tối đa để phục hồi. Qua dự án, nền móng ngôi điện được gia cố, phục hồi nền lát gạch, bậc cấp đá Thanh Hoá, tường gạch, phục hồi màu sắc nguyên trạng; tu bổ, phục hồi hệ khung gỗ, hệ mái, hệ vách ván, cửa bằng gỗ; sơn son thếp vàng; mái lợp ngói; bờ mái và con giống khảm sành sứ; hệ thống trang trí pháp lam...

Đặc biệt, ngai vàng, bửu tán (lọng che) phía trên cũng được phục dựng với đầy đủ vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy và giàu giá trị văn hóa lịch sử.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 2.

Tỉ mẩn với công việc sơn ở điện Thái Hoà.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đơn vị này được giao làm chủ đầu tư thực hiện với danh mục 45 dự án và nội dung liên quan. Đến nay có 5 dự án được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành; dự kiến 34 dự án, nhiệm vụ hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đến hết năm 2025; 21 dự án dự kiến chuyển tiếp sang kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 – 2030.

Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nguồn vốn đang triển khai trong giai đoạn hiện nay tập trung chủ yếu vào các công trình trọng điểm, dự án cấp thiết. Trên tổng thể các công trình trong quần thể di tích cố đô Huế còn nhiều công trình di tích vẫn chưa được bảo quản, tu bổ, phục hồi.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 3.

Bên trong công trình tu bổ di tích điện Thái Hoà.

Mặc dù nguồn lực các năm gần đây có sự gia tăng đáng kể trên cơ sở lượng khách tham quan đến các điểm di tích ngày càng tăng. Tuy nhiên, để hoàn trả lại nguyên bản quần thể di tích cố đô Huế nhằm phát huy tối đa giá trị nổi bật toàn cầu của quần thể Di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận vào năm 1993, cần tập trung nguồn lực lớn hỗ trợ từ trung ương đến địa phương để đẩy mạnh quá trình trùng tu, khai thác các tiềm năng khác bên cạnh giá trị bản thân của công trình.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 4.

Hoa văn sau khi được phục dựng.

Về mặt kỹ thuật và công tác tu bổ cũng gặp nhiều khó khăn. Trong đó một số công trình đã hư hại, hoặc bị phá hủy hoàn toàn không còn thành phần kiến trúc, yếu tố gốc. Do đó, việc phục hồi gặp nhiều khó khăn trong việc sưu tầm tư liệu, nhiều chi tiết kiến trúc về mặt mỹ thuật chưa thể phục hồi nguyên vẹn do chưa đủ cơ sở. 

Chính vì vậy, trong trùng tu di tích cần nhiều sự đóng góp liên quan đến hình ảnh, tư liệu lịch sử về các công trình di tích từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước nhằm đưa ra giải pháp tu bổ, phục hồi phù hợp và chính xác.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 5.

Việc trùng tu di tích có sử dụng các vật liệu truyền thống như gỗ, sơn ta, vàng quỳ, ngói lợp bị ảnh hưởng bởi khí hậu đặc trưng miền Trung. Vì vậy, kỹ thuật trùng tu di tích luôn luôn đặt ra nhiệm vụ cho việc nghiên cứu, áp dụng các phương pháp kỹ thuật phù hợp vào thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bửu tán che trên ngai vàng:

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 6.

Hình ảnh rồng trên bửu tán đặt ở giữa điện Thái Hoà.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 7.

Bên trên bửu tán.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 8.

Bửu tán.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 9.

Hình ảnh bửu tán nhìn từ dưới lên.

Chiêm ngưỡng bửu tán điện Thái Hoà sau trùng tu- Ảnh 10.

Hình ảnh bửu tán uy nghi, lộng lẫy.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo