xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chánh án TAND TC: Không loại trừ tiêu cực trong xử án tham nhũng

Thế Dũng

(NLĐO)- Không loại trừ có tiêu cực, trong cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử án tham nhũng - Chánh án TAND Tối cao Trương Hoà Bình nhìn nhận trong trả lời chất vấn trực tiếp tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng nay 22-3.

Chánh án Toà án Nhân dân (TAND) Tối cao, ông Trương Hòa Bình, đã đăng đàn trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức vào sáng nay (22-3). 

 

img
TAND TP Hải Phòng xét xử sơ thẩm vụ án cố ý làm trái tại Vinashin tháng 3-2012 - Ảnh: TTXVN
 
Không loại trừ có tiêu cực trong xét xử

           

ĐB Đỗ Văn Đương (TPHCM) và Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) đi thẳng vào vấn đề đang gây bức xúc trong dư luận trong nhiều năm qua là số vụ việc tham nhũng được đưa ra xét xử chiếm tỷ lệ thấp nhưng số bị can được hưởng án treo lại nhiều và người dân hoài nghi có tiêu cực. Vậy giải pháp của Chánh án là gì?

 

Về căn bệnh trầm kha tham nhũng, Chánh án Trương Hòa Bình giải trình việc đưa ra xét xử phải trên cơ sở Viện Kiểm soát nhân dân (VKSND) đưa ra truy tố. “Vì thế việc xét xử án tham nhũng còn ít còn do VKS và Công an. Còn về án treo cao như ĐB hỏi thì nay đã giảm rất nhiều, số bị cáo cho hưởng án treo nhiều cũng đã giảm. Ngay cả các địa phương mà trước đây cho hưởng án treo nhiều thì nay cũng đã giảm. Tòa án đã có chỉ đạo sát sao hơn về việc này. Tòa đã tiến hành nhiều lần thanh tra... nhờ đó mà án tham nhũng treo đã giảm rất nhiều” - ông Bình cho biết.

 

Về hoài nghi “tiêu cực trong xét xử án tham nhũng” như ĐB Đỗ Văn Đương truy, ông Trương Hòa Bình cho biết, căn cứ vào truy tố của VKS thì phạm vi xét xử của tòa án là trong phạm vi đó căn cứ theo cáo trạng. Theo ông Bình, thực tế cho thấy, số đối tượng chủ mưu cầm đầu, số thừa hành chiếm con số đông... khoảng 6-8%. Việc xét xử nhằm trừng trị người cầm đầu, chủ mưu, xử lý đúng người, đúng pháp luật, nghiêm minh. “Nhưng cũng áp dụng hình thức khoan hồng. Dư luận có hoài nghi tiêu cực, chạy án đây là một hiện tượng dư luận mà chúng tôi cũng không loại trừ có tiêu cực, trong cả quá trình điều tra, truy tố và xét xử” - ông Bình thừa nhận.

 

Ông Bình cam kết: “Nếu phát hiện có dấu hiệu tiêu cực, vi phạm sẽ xử lý nghiêm đến nơi, đến chốn. Chúng tôi tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp để tiếp tục xử lý nghiêm minh các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực. Nếu sai phạm có dấu hiệu hình sự thì sẽ xử lý, còn không sẽ không tái bổ nhiệm, điều chuyển sang làm công việc khác”.

 

Không hài lòng với tỷ lệ án treo đang giảm, ĐB Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nói thẳng: “Chánh án cho rằng xử án treo giảm là chưa hợp lý. Cử tri cho rằng, có tiêu cực, án tham nhũng cho hưởng án treo có tỷ lệ cao, có đúng yêu cầu đấu tranh phòng chống tham nhũng không? Có tiêu cực không?”

 

Tiếp lời, ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) thẳng thắn nói: “Đang có tình trạng dễ làm, khó bỏ trong việc xử lý án dân sự. Tại sao có nhiều vụ việc tương tự nhau, nhưng có nơi tòa xử tội tham nhũng, hối lộ, có nơi là tội lạm dụng chức vụ quyền hạn. Bức tranh về xét xử tham nhũng rất không thống nhất và rất có vấn đề?” - ĐB Hiến gay gắt.

 

Trước sự “truy kích” liên tiếp, Chánh án Trương Hòa Bình đã 2 lần nhắc sai chức danh Chủ tịch QH khi trả lời. Ông Bình nói: “Niềm tin của nhân dân đối với tòa án hành chính vẫn còn có giới hạn nên dân vẫn chọn khiếu nại. Đây là câu chuyện có thật và chúng tôi sẽ cố gắng nâng lên”. 

 

Chánh án Trương Hòa Bình thừa nhận chất vấn của ĐB Nguyễn Thái Học: “Đúng là có tình trạng án treo không đúng pháp luật. Với trách nhiệm của ngành, nếu phát hiện sẽ kiên quyết xử lý”.

 

Về án tham nhũng mỗi nơi xử một phách, ông Trương Hòa Bình phân bua: theo quy định, Tòa án chỉ xử tội danh đó (theo đề nghị của VKS và cơ quan điều tra), chứ không thể đổi tội danh khác, không xử tội danh cao hơn.         

 

Chủ tịch QH chất vấn Chánh án

 

Là người công tác trong lĩnh vực tư pháp nhiều năm, ĐB Đỗ Văn Đương truy tiếp kháng nghị tối cao là sau 4 tháng phải đưa ra xét xử. Nhưng có vụ việc vừa có kháng nghị lại được đưa ra xử luôn, gây ra sự hoài nghi trong dư luận?

 

Ông Trương Hòa Bình trả lời, khi TAND Tối cao nhận được đơn đề nghị giám đốc thẩm, hoặc có sự chuyển đơn... theo quy định của pháp luật thì tòa án phải thụ lý hết đơn này. “Nguyên nhân là pháp luật hiện quá mở. Sắp tới sửa luật tố tụng để bịt lỗ hổng này”- ông Bình phân bua.

 

Điều hành phiên chất vấn, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị Chánh án Trương Hòa Bình trả lời thẳng vào câu hỏi của ĐB Đỗ Văn Đương. “Ý của ĐB là nhiều vụ việc có đơn đề nghị giám đốc thẩm  4-5 năm mà không được xem xét. Nhưng có vụ tranh chấp tài sản lớn thì vừa có đơn là đã đưa ra xét xử luôn, không thể không khiến dư luận hoài nghi?” – Phó Chủ tịch QH nhắc lại.

 

Giải trình thực tế “kỳ lạ” này, Chánh án Trương Hòa Bình cho hay, việc giải quyết theo trình tự, khi có đơn đương sự yêu cầu thì tòa án thụ lý. Tuy nhiên, do số lượng vụ án nhiều mà thời gian, nhân lực có hạn nên có dẫn đến quá thời hạn. Hiện tỷ lệ kháng nghị chiếm khoảng vài mươi % (khoảng 300 vụ), trong khi Hội đồng TAND Tối cao chỉ có thể xem xét 200 vụ/năm; mỗi tháng họp một lần để xử lý thì giải quyết được khoảng 20 vụ.

 

Với vai ĐBQH chất vấn, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đứng lên xin hỏi Chánh án Trương Hòa Bình 1 vấn đề: “Đề nghị Chánh án cho biết có bảo đảm thực hiện được các chỉ tiêu theo Nghị quyết 07 của QH là không để xảy ra trường hợp kết án oan, chấm dứt việc trả hồ sơ điều tra không đúng, khắc phục triệt để tình trạng án quá hạn luật định và án tuyên không rõ ràng, nâng tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, nâng tỷ lệ tranh tụng tại phiên toà”.

 

Giải đáp, Chánh án Trương Hòa Bình thay mặt ngành Toà án biểu thị sự quyết tâm chính trị, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nêu trong Nghị quyết của QH. “Nếu không đạt được các mục tiêu nói trên, Chánh án TAND Tối cao sẽ chịu trách nhiệm trước QH”- ông Bình hứa.
 

Gần 1.200 án tuyên không rõ ràng

           

Trả lời câu hỏi của các ĐB Trương Thị Huệ (Thái Nguyên), Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng), Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) về trách nhiệm đối với việc số lượng bản án tuyên không rõ ràng còn nhiều, số lượng vụ án bị huỷ, án bị sửa, án tồn đọng vẫn ở mức cao, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, năm 2012 còn tới 1.198 trường hợp án tuyên không rõ ràng, dẫn đến khó thi hành. Về chất lượng công tác xét xử, đến nay số lượng vụ án để quá hạn còn nhiều, số lượng án bị sửa chưa giảm nhiều. Trong thời gian tới, ngành Toà án sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng xét xử.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo