xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

ĐB Lê Thanh Vân: QH cần giám sát thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực báo chí

Thế Dũng

(NLĐO)- Cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Thanh Vân cho rằng cần thiết phải giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động báo chí để làm rõ mặt được, chưa được

Sáng nay 3-6, Quốc hội họp cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020.

ĐB Lê Thanh Vân: QH cần giám sát thực hiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực báo chí - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân - Ảnh: Nguyễn Nam

Cho ý kiến về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng còn không ít nơi, cá nhân ngăn cản, né tránh sự điều trần của báo chí. Cá biệt có những nơi còn ngăn cản, hành hung phóng viên.

"Có hiện tượng lạm dụng báo chí để tuyên truyền lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Có trường hợp gỡ bài không rõ lý do. Báo chí đưa tin rất trung thực hoạt động của kỳ họp Quốc hội nhưng vài tiếng sau bị gỡ. Vì vậy, cần thiết phải giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong hoạt động báo chí ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng để làm rõ mặt được, chưa được, mặt vi phạm để chỉnh đốn hoạt động báo chí trong thời gian tới" - đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh.

Liên quan đến phương thức hoạt động giám sát của Quốc hội, ông Lê Thanh Vân cho biết gần đây Quốc hội đã chọn đúng chủ đề tiến hành giám sát tối cao trong và giữa 2 kỳ họp Quốc hội, đáp ứng nhu cầu nhân dân đòi hỏi.

Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Vân, phương pháp dù đã được cải tiến nhưng vẫn còn bất cập, việc xâm nhập hiện trường, xâm nhập đối tượng chịu tác động của chính sách pháp luật vẫn còn hạn chế.

"Chúng ta về cơ bản vẫn lắng nghe báo cáo của cơ quan chịu giám sát thay vì đi hiện trường kiểm tra trên thực tiễn để so sánh báo cáo với thực tiễn thế nào, độ vênh ra sao, tâm lý nguyện vọng của đối tượng tác động thế nào...? Giám sát là cách thức để Quốc hội kiểm tra tính đúng đắn của pháp luật do Quốc hội ban hành, nên phải xem xét rất kỹ lưỡng"- ông Lê Thanh Vân góp ý.

Đại biểu Lê Thanh Vân cũng cho rằng công cụ giám sát còn khiêm tốn, việc huy động chuyên gia, phương tiện thậm chí trưng cầu giám định để làm rõ nghi vấn đại biểu Quốc hội đưa ra để đánh giá chính xác diễn biến thực tiễn còn yếu.

Ông Lê Thanh Vân dẫn ví dụ khi xem xét tác động của chính sách pháp luật đối với đất đai đô thị, các thành viên đoàn giám sát chỉ tiếp cận được các báo cáo còn vấn đề chuyên sâu trong đánh giá như bảng giá đất cần trưng dụng chuyên gia đánh giá cho sát thì còn hạn chế.

"Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tôi rất ngạc nhiên kỳ họp trước có đại biểu tranh luận với chất vấn của đại biểu. Có lẽ đây là chưa hiểu hết pháp luật" - ông Lê Thanh Vân nhận xét.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo