xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đề nghị Liên minh Châu Âu hỗ trợ Việt Nam sản xuất vắc-xin Covid-19

D.Ngọc

(NLĐO)- Trao đổi với Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc mong muốn EU tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vắc-xin Covid-19 và chia sẻ công nghệ, kỹ thuật, tăng cường năng lực tiêm chủng cũng như sản xuất vắc-xin tại Việt Nam.

Chiều 1-6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam và trao đổi về quan hệ Việt Nam - EU.

Đề nghị Liên minh Châu Âu hỗ trợ Việt Nam sản xuất vắc-xin Covid-19 - Ảnh 1.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Giorgio Aliberti, Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam. Ảnh TTXVN

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vui mừng chứng kiến Quan hệ đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU thời gian qua có những bước phát triển tích cực và EU đã trở thành một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực. Hai bên đã ký kết nhiều Hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, an ninh quốc phòng như Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA), Hiệp định thương mại tự do (EVFTA), Hiệp định khung về việc Việt Nam tham gia các hoạt động quản lý khủng hoảng của EU (FPA), Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) là nền tảng vững chắc đưa quan hệ Việt Nam-EU lên tầm cao mới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ những nỗ lực của Việt Nam nhằm đạt mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh Covid-19 vừa khôi phục nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chủ tịch nước đánh giá cao và cảm ơn phía EU đã hỗ trợ cho Việt Nam trong lĩnh vực y tế thông qua Cơ chế "Tiếp cận toàn cầu với vắc-xin ngừa Covid-19" (COVAX) và "Nhóm Châu Âu" (Team Europe); đồng thời mong muốn EU tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn cung vắc-xin Covid-19 và chia sẻ công nghệ, kỹ thuật, tăng cường năng lực tiêm chủng cũng như sản xuất vắc-xin tại Việt Nam.

Về phần mình, Đại sứ EU tại Việt Nam bày tỏ vui mừng và cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian đón tiếp vào đúng thời điểm tròn 10 tháng thực thi Hiệp định EVFTA với những kết quả rất tích cực ban đầu bất chấp tác động của dịch bệnh Covid-19. EU và Việt Nam là những đối tác hàng đầu về thương mại, đầu tư của nhau, trong đó thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai bên, riêng trong quý I/2021 kim ngạch thương mại đạt 15 tỉ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Đại sứ Giorgio Aliberti đề xuất một số biện pháp và lĩnh vực hợp tác mà EU có thế mạnh như kinh tế số, năng lượng bền vững, tăng trưởng xanh nhằm nâng cao thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA trong thời gian tới.

Đại sứ EU đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh Covid-19 và mong muốn Việt Nam triển khai thành công chiến dịch tiêm chủng rộng rãi để sớm ngăn chặn dịch bệnh; cho biết sẵn sàng kết nối, hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nguồn vắc-xin và chuyển giao công nghệ sản xuất từ Châu Âu.

Hoan nghênh những đóng góp của cá nhân Đại sứ Giorgio Aliberti cho quan hệ Việt Nam - EU, trong đó có việc thúc đẩy Hiệp định EVFTA thời gian qua, Chủ tịch nước đề nghị Đại sứ EU tiếp tục thúc đẩy Nghị viện các quốc gia thành viên EU sớm hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác đầu tư.

Đại sứ EU đánh giá cao việc Việt Nam đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021, bày tỏ cám ơn sự hỗ trợ của Việt Nam trong quá trình nâng cấp quan hệ ASEAN - EU lên Đối tác chiến lược và mong muốn hai bên tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ này vì lợi ích của các nước ASEAN và EU nói chung cũng như Việt Nam và EU nói riêng.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm, Đại sứ Giorgio Aliberti tái khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế nhất là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 đối với việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo