xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kiều bào có thể góp ý trực tiếp về quy định pháp luật và thủ tục hành chính

Dương Ngọc

(NLĐO)- Nhiều bà con kiều bào bày tỏ kỳ vọng trước việc ra mắt Trang thông tin điện tử của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và phát động chương trình khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan.

Chiều 23-10, tại trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban) đã diễn ra Lễ ra mắt Trang thông tin điện tử của Ủy ban và phát động chương trình "Khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan" theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Kiều bào có thể góp ý trực tiếp về quy định pháp luật và thủ tục hành chính - Ảnh 1.

Quang cảnh lễ ra mắt Trang thông tin điện tử của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài và phát động chương trình khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Phạm Quang Hiệu cho biết ngày 12-8, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới. Kết luận nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp cho thời gian tới, trong đó cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính và triển khai đồng bộ các chính sách liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài khi về nước làm việc, thường trú, tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào về nước đầu tư, sản xuất, kinh doanh…

Trang thông tin điện tử của Ủy ban nhằm cung cấp các nội dung phong phú, toàn diện về các mặt công tác đối với kiều bào, thông tin nói chung về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như thông tin về lịch sử, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam... đến bà con kiều bào ở nước ngoài tại địa chỉ truy cập: https://scov.gov.vn/.

Nhằm khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để đồng bào Việt Nam ở nước ngoài tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban thực hiện "Khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan". Chương trình được số hóa dưới dạng phần mềm khảo sát trên giao diện và phương thức nhập dữ liệu thân thiện với người sử dụng (Địa chỉ truy cập: https://scov.gov.vn/?page=Survey.info).

Kiều bào có thể góp ý trực tiếp về quy định pháp luật và thủ tục hành chính - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu phát biểu tại buổi lễ

Đây là lần đầu tiên một chương trình khảo sát toàn diện ý kiến của người Việt Nam định cư ở nước ngoài về quy định pháp luật và thủ tục hành chính liên quan được triển khai với quy mô rộng rãi, hứa hẹn là phương tiện hữu ích để bà con kiều bào có thể dễ dàng đóng góp trực tiếp ý kiến của mình đối với chính sách pháp luật hiện hành và thủ tục hành chính liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài. Phần mềm khảo sát được tích hợp trên Trang thông tin điện tử của Ủy ban và sẽ được đăng tải trên cổng thông tin điện tử Bộ Ngoại giao và website của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu bày tỏ hy vọng quá trình khảo sát sẽ giúp Ủy ban, Bộ Ngoại giao nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của bà con kiều bào khi trở về quê hương sinh sống, làm ăn. Đồng thời, đây cũng là dịp để bà con kiều bào tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện chính sách pháp luật đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Các ý kiến đóng góp sẽ được chuyển đến các cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu, xem xét/ sửa đổi, điều chỉnh phù hợp.

Các ý kiến phát biểu của kiều bào đánh giá cao việc Ủy ban ra mắt Trang thông tin điện tử và chương trình khảo sát, thể hiện sự quan tâm của Bộ Ngoại giao, Ủy ban và các cơ quan liên quan đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Đại sứ Nguyễn Phú Bình, Chủ tịch Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài, cho rằng mặc dù hiện nay kiều bào ta đã có nhiều kênh phản ánh thông tin cũng như theo dõi tình hình trong nước. 

Tuy nhiên, việc có một kênh thông tin để chuyển tải thông tin chính thức của Ủy ban và có riêng một chương trình để lắng nghe trực tiếp ý kiến của bà con kiều bào là một bước tiến rất lớn trong công tác vận động bà con người Việt Nam ở nước ngoài. Đây là lúc chúng ta có điều kiện, khả năng tận dụng lợi ích của công nghệ thông tin để tâm tư, nguyện vọng của bà con người Việt ở nước ngoài cũng như thông tin trong nước đến với bà con một cách kịp thời.

Kiều bào có thể góp ý trực tiếp về quy định pháp luật và thủ tục hành chính - Ảnh 3.

Ông Nguyễn Hoài Bắc, kiều bào Canada, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư Đại Sơn, phát biểu

Bày tỏ vui mừng, Đại sứ cho rằng Trang thông tin điện tử và Chương trình cần phát huy hiệu quả để hỗ trợ bà con được tốt nhất. Hội Liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài vừa thành lập ban hỗ trợ pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài, sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến của bà con qua Chương trình để hỗ trợ bảo đảm quyền lợi pháp lý của bà con được tốt nhất.

TS Nguyễn Duy Nhiên, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc, cho rằng kiều bào ta, ở trên 100 nước, vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới với những điều kiện vật chất, sinh hoạt khác nhau, việc lắng nghe ý kiến của kiều bào là rất cần thiết và hết sức quan trọng. Hội người Việt Nam tại Cộng hòa Séc sẽ bằng mọi phương pháp cùng phối hợp với Ủy ban để khảo sát ý kiến của bà con kiều bào được tốt nhất trong cộng đồng 90 ngàn kiều bào ta tại Séc.

Ông Nhiên bày tỏ hy vọng Ủy ban sẽ nhận được nhiều ý kiến để phản ánh với lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ để ngày càng thể hiện được tinh thần cộng đồng NVNONN là không thể tách rời, đồng thời là một nguồn lực rất lớn để cùng xây dựng quê hương, đất nước.

Ông Nguyễn Hoài Bắc, kiều bào Canada, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Phát triển và đầu tư Đại Sơn, cho biết đã đầu tư vào Việt Nam hơn 20 năm, ông vui mừng đánh giá việc thành lập website của Ủy ban và Phát động chương trình khảo sát là vô cùng quan trọng. Với trang web này, các ý kiến, phản biện của bà con đã được đưa vào một kênh chính thống của Bộ Ngoại giao, do Ủy ban phụ trách. Điều này có một giá trị vô cùng quan trọng. 

Hơn 5,3 triệu bà con sinh sống, làm việc, học tập trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ có thể tương tác trực tiếp với Ủy ban về các vấn đề như cấp visa, thẻ tạm trú, về Việt Nam đầu tư. Nếu gặp khó khăn, trục trặc, họ có thể phản ánh ngay lập tức. Uỷ ban có thể kết nối với các cơ quan liên quan để có thể hỗ trợ giải quyết vấn đề, giải toả tâm lý cho bà con.

Ông mong muốn trong quá trình thực hiện chương trình, Ủy ban sẽ có phản hồi kịp thời với các kiến nghị của bà con trong khoảng thời gian cụ thể. Có những vấn đề có thể trả lời ngay hoặc trong thời gian 1 tuần, 15 ngày nếu liên quan đến nhiều cơ quan, bộ, ngành…

"Tôi kỳ vọng qua trang thông tin điện tử của Ủy ban sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư chất xám (các trí thức), nhà đầu tư bằng chất xanh (với tiền tươi, thóc thật) có thể tìm những thông tin nhanh chóng, chất lượng, liên quan đến quyền lợi thiết thân của mình, từ đó tăng cường đầu tư, góp phần xây dựng đất nước"- ông Bắc bày tỏ.

Bà Nguyễn Việt Triều, Ủy viên Liên hiệp Hội người Việt Nam tại châu Âu, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ba Lan, và bà Ngô Phẩm Trân, Chủ tịch Hiệp hội phát triển Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đài Việt, đều cho biết về nguyện vọng được xin nhập lại quốc tịch Việt Nam của nhiều kiều bào, nhu cầu đầu tư về quê hương của người Việt Nam ở nước ngoài thế hệ thứ hai. 

"Hơn 60% chị em cô dâu Việt mong muốn trở lại quốc tịch Việt Nam, hiện nay có kênh đầu mối chính thống để chị em có thể liên hệ trực tiếp, trao đổi thắc mắc là hết sức đáng mừng. Đồng thời, thế hệ thứ 2 có rất nhiều người có nhu cầu trở về Việt Nam đầu tư, nhu cầu pháp lý xin giấy phép đầu tư, giao thương…, làn sóng đầu tư từ Đài Loan (Trung Quốc) về Việt Nam rất lớn, chúng tôi tin tưởng rằng chương trình này sẽ nhận được rất nhiều thông tin và sẽ hỗ trợ được cho rất nhiều bà con"- bà Trân chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo