xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chủ nhiệm VPCP: Rất cần cơ chế đặc thù cho TP HCM

Ph.Nhung-T.Huỳnh

(NLĐO)- Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay hôm nay 3-11, Chính phủ đã dành thời gian thảo luận về đề xuất cơ chế đặc thù cho TP HCM. Dự kiến, nội dung này sẽ được trình Quốc hội ngay trong kỳ họp thứ 4 đang diễn ra.

Trong buổi họp báo Chính phủ chiều 3-11, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã cung cấp những thông tin chung liên quan đến dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM.

Chủ nhiệm VPCP: Rất cần cơ chế đặc thù cho TP HCM - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng - Ảnh: Nhật Bắc

Ông Mai Tiến Dũng cho biết hôm nay 3-11, Chính phủ đã dành thời gian để thảo luận về việc đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù của TP HCM trên cơ sở TP đã làm việc với các bộ liên quan. Dự kiến, dự thảo về Nghị quyết này sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 4 – Quốc hội khoá XIV.

"Nghị quyết cơ chế đặc thù cho TP HCM không chỉ có chính quyền, người dân TP quan tâm mà cả được dư luận cả nước quan tâm. Ban hành Nghị quyết cơ chế đặc thù là rất cần thiết với TP HCM bởi TP HCM là đầu tàu kinh tế, đóng góp tới 27% GDP cả nước, đóng góp 25%-26% ngân sách chung cả nước. Với đầu tàu như thế cần quan tâm thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM" – ông Dũng khẳng định.

Trong đó, các nội dung được đề cập đến là: cơ chế quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đất đai; cơ chế quản lý đầu tư; cơ chế quản lý tài chính ngân sách; cơ chế uỷ quyền, thu nhập của cán bộ công nhân viên chức thuộc sự quản lý của TP.

Giải thích thêm, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng với những nội dung trên đều đã có các Nghị quyết, các chính sách ban hành, nhưng, trong thực tiễn có thể chưa phù hợp. Bởi thế, cần phải thống nhất rằng sẽ có cơ chế thí điểm đột phá, đổi mới. Hoặc, có những điểm rất cần thiết trong thực tiễn đời sống kinh tế-xã hội nhưng chưa có quy định điều chỉnh thì cũng cần phải có thí điểm.

Trên nguyên tắc đó, cuộc thảo luận hôm nay của Chính phủ với TP HCM đã đi đến "kết luận" rằng với vị trí đầu tàu kinh tế, cần cơ chế thí điểm, đặc biệt vấn đề thẩm quyền về tài chính của TP.

"Chính phủ đã bàn rõ với nguyên tắc thí điểm tạo cho TP HCM chủ động giải quyết công việc điều hành của TP thay vì báo cáo các bộ và Thủ tướng. Với vị trí đầu tàu như thế và đặc điểm năng động, đổi mới, sáng tạo thì cơ chế đó phù hợp để TP phát triển nhanh, linh hoạt" – ông Dũng nhấn mạnh, đồng thời cho biết Chính phủ đang tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội dự thảo trên vào kỳ họp đang diễn ra.

Trước đó, ngày 26-10, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị xin ý kiến Thường trực Thành ủy, HĐND và Đoàn Đại biểu Quốc hội (QH) TP HCM đối với dự thảo Nghị quyết của QH về cơ chế, chính sách thí điểm phát triển TP HCM.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết đây là dự thảo lần thứ hai. Sau khi tiếp thu ý kiến của TP HCM, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục hoàn thiện trình Chính phủ để kịp trình QH thông qua tại kỳ họp thứ 4 đang diễn ra. Bộ trưởng Bộ Tài chính nhìn nhận QH ban hành được nghị quyết này sẽ là "luật" riêng cho TP HCM. Nghị quyết sẽ bảo đảm cho TP HCM có đủ nguồn lực, cơ chế, chính sách và đủ sự năng động để phát triển, luôn xứng đáng là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Về nội dung dự thảo, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết TP được phép thực hiện một số chính sách mà hiện hành chưa quy định. Ví dụ: công tác quản lý quy hoạch và đất đai, công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách... Trong đó giao HĐND trình Ủy ban Thường vụ QH về các loại thuế, chính sách thuế, phí thí điểm; các mức thuế bảo vệ môi trường trên địa bàn; thuế, phí, lệ phí ngoài danh mục với mức tăng cao hơn mức đang áp dụng hiện hành và trong khung cho phép. Tinh thần chung là các khoản tăng thêm sẽ để lại cho ngân sách TP 100%...

Về hạn mức vay của chính quyền địa phương đối với TP HCM, theo Luật Ngân sách hiện nay là để lại 60% số thu cân đối. Tại Nghị định 48 của Chính phủ quy định nâng lên 70% nhưng tại dự thảo này, Bộ Tài chính đề xuất đưa lên 90% nhưng vẫn phải nằm trong trần giới hạn mức bội chi hằng năm và tổng trần nợ công quốc gia…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo