xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chợ truyền thống và văn hóa cộng đồng

Phạm Hồ

Chợ truyền thống đang ngày càng đìu hiu trong cuộc cạnh tranh không cân sức với các kiểu chợ hiện đại khác. Gìn giữ chợ truyền thống đang là bài toán khó khăn, nhất là ở các đô thị.

Hãy hình dung cách chuẩn bị thực phẩm cho gia đình hiện nay ở thành thị: Bước đến siêu thị chọn hàng hóa, thanh toán qua thẻ tín dụng và trở về nhà. Khoảng 30 phút sau, siêu thị sẽ tự đóng gói hàng hóa và chuyển đến nhà. Tiện lợi hơn, lên chợ online chọn hàng, nhân viên chở đến nhà và chuyển khoản…

Cách thức đi chợ này đang rất phổ biến và rất thuận lợi với các gia đình trẻ hiện nay. Họ không có nhiều thời gian dành cho bếp núc theo kiểu truyền thống. Bắt đầu bằng cách đến chợ chen chúc chọn từng món hàng, trả giá rồi tay xách nách mang về nhà là mệt lử. Bất cập hơn là không ít món hàng mà mình chọn không có người chịu trách nhiệm về tính an toàn và chất lượng nếu xảy ra vấn đề ngoài mong muốn.

Chợ truyền thống và văn hóa cộng đồng- Ảnh 1.

Trong cuộc cạnh tranh này, chợ truyền thống rơi vào thế yếu. Thực tế này là tất yếu, bởi cuộc sống hiện đại, cách tổ chức gia đình ở đô thị đã thay đổi mà kiểu mua bán trước đây đã ít nhiều không còn đáp ứng được. Quan trọng hơn là đã đến lúc không nên cứng nhắc phân biệt theo kiểu chợ truyền thống, siêu thị, chợ online, cửa hàng gia đình… Tất cả đều là chợ. Sự khác nhau là cách phục vụ. Cuộc sống đổi thay thì cách phục vụ cũng phải đổi thay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Người quyết định là khách hàng nên dù là chợ gì thì cũng phải phục vụ thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Có một điều không thay đổi là chợ truyền thống không chỉ là nơi mua bán mà còn là không gian sinh hoạt cộng đồng. Đến mua một món hàng này nhưng cũng để tham khảo, nhìn ngắm những món hàng khác. Người mua trao đổi vài câu với người bán nhưng sẵn dịp tìm hiểu thêm câu chuyện hằng ngày. Chợ tuy ồn ào nhưng cũng vì thế giải tỏa tâm lý đơn điệu của bản thân… Đây cũng là lợi thế cạnh tranh còn lại của kiểu chợ cũ để giữ chân những khách hàng khá đặc thù vốn có.

Chợ truyền thống cũng là nơi phản ánh và tích lũy văn hóa rất phong phú của một địa phương. Đến chợ ngoài mua bán, thậm chí bị xem là thứ yếu, còn là một chuyến du ngoạn. Chợ Đầm Nha Trang sẽ khác với chợ Phan Thiết, chợ Sặt Đồng Nai sẽ khác với chợ Thủ Dầu Một Bình Dương, chợ Bến Thành sẽ không giống chợ Tân Bình… và mỗi nơi có nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Đây cũng là lý do mà các ngôi chợ hấp dẫn được du khách ở các địa phương khác và cả khách quốc tế. Đến những ngôi chợ này mua một món hàng không hẳn là vì nhu cầu. Với du khách, điều này như mua một kỷ niệm, lưu giữ một chút thời gian đẹp đẽ trên hành trình của cuộc sống.

Nhưng dù là văn hóa thì cũng phải biến thiên theo thời gian và môi trường sống. Cách mua bán có thể sẽ khác nhưng hồn cốt và không gian vẫn còn nên cần được gìn giữ, bảo tồn. Chính điều này sẽ giữ những ngôi chợ truyền thống tồn tại theo thời gian và theo ký ức của người dân trong cuộc sống hiện đại vốn vội vã này. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo