xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đến thăm tháp cổ Chót Mạt

Bài và ảnh: Hòa Nam

(NLĐO) - Tháp cổ Chót Mạt nằm xã Tân Phong, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Cụm tháp cổ này nằm cách Sài Gòn khoảng 120km, theo hướng quốc lộ 22B từ TP Tây Ninh đi về cửa khẩu Xa Mát.

Tháp cổ Chót Mạt được xác định có niên đại vào thế kỷ thứ VIII và được các nhà khảo cổ Pháp phát hiện vào năm 1866. Năm 1938, tháp cổ này được tiến hành tu sửa nhỏ, sau đó tới đầu những năm 2000 mới được đầu tư lớn để trùng tu và xây tường bao toàn bộ khu tháp như ngày nay chúng ta thấy. Tháp cổ Chót Mạt được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa vào năm 1993.

Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 1.

Từ Tây Ninh đi theo quốc lộ 22B về Xa Mát khoảng hơn 17km, thấy biển báo chỉ đường vào tháp Chót Mạt bên trái


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 2.

Rẽ theo bảng chỉ đường khoảng 1km thấy ngôi tháp giữa cánh đồng


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 3.

Thêm một lần rẽ trái theo con đường đất mới đến được khu tháp cổ

Trước đây, đường vào tháp Chót Mạt khá cơ cực, từ quốc lộ rẽ vào toàn là đường ruộng. Mùa mưa chỉ có nước gửi xe ngoài đường lớn và lội bộ trong bùn hơn 1 cây số mới vào tháp được.

Tháp Chót Mạt vào thời điểm được phát hiện thì một tháp đã sụp đổ và bị vùi lấp dưới đất, một tháp gần như sụp đổ chỉ còn lại bức tường phía Tây (phía sau lưng) là còn tương đối nguyên vẹn, và một phần bức tường phía Bắc xiêu vẹo.

Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 4.

Tòa tháp phía Bắc đã sụp đổ và bị vùi lấp, người ta phải đào bới lớp đất cát vùi lấp nó và làm một cái nhà che cho tháp


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 5.

Tường mặt Tây (lưng tháp) gần như còn nguyên vẹn ở thời điểm đầu thế kỷ XX, nhưng về sau cũng bị sụp đổ mất góc phía Nam do một thời gian dài không được quan tâm bảo quản (bên phải ảnh)


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 6.

Một mảng tường phía Bắc còn lại khi tháp được tìm thấy, đã bị xô nghiêng


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 7.

Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 8.

Cửa chính của tháp quay về hướng Đông, khi tháp được tìm thấy, phần này chỉ còn đúng 1 phiến đá gác lên 2 phiến đá khác (chính là 3 phiến đá tạo thành cái khung cửa trong bức ảnh – phần đá trắng là ốp thêm lúc trùng tu tháp)


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 9.

Các bậc cấp bằng đá lên tháp cũng là những chi tiết từ ngày xưa còn lại


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 10.

Tường mặt Nam, gần như được làm mới hoàn toàn, chỉ có mảng tường nhỏ ở giữa là phần di tích cổ xưa còn lại


Xưa kia không biết ngôi tháp cao bao nhiêu, nhưng sau cuộc trùng tu và xây mới vào năm 2004, ngôi tháp hiện tại cao khoảng 10 mét, 3 tầng giật cấp và không có chóp. Vì các mặt tường cổ xưa gần như sụp đổ hết lúc được phát hiện, nên các bức tượng thần được tạc trên các mặt tường tháp cũng khá đơn điệu, rập khuôn theo kiểu tượng còn lại mờ nhạt trên mặt tường phía Tây và phía Bắc.


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 11.

Tượng và các hoa văn cổ xưa trên mảng tường xiêu vẹo phía Bắc…


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 12.

…và được tái tạo lại trên vách tường khác.


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 13.

Kiểu tượng cổ thứ hai còn lại trên vách tháp cổ


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 14.

Tượng được phục chế trên các vách tường tháp mới


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 15.

Trong 2 phần vách tường còn tương đối nguyên vẹn khi tìm thấy tháp, ô cửa giả ở tường phía Bắc được chạm trổ đẹp hơn, nên … được copy sang mặt cửa chính tháp khi trùng tu năm 2004, còn cửa giả mặt Nam được phục chế giống mặt Tây.


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 16.

Một bức tượng thần nhỏ trên vòm cửa giả mặt Bắc, đã bị mờ nhiều do thời gian và mưa nắng, may mắn còn giữ lại được.

Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 17.

Toàn bộ khu tháp được xây dựng trên một gò đất hình chữ nhật 70m x 65m theo hướng Đông - Tây. Gò đất được đắp cao hơn mặt ruộng khoảng 0.8 - 1m, phía trước là một bàu nước, tuy nhiên, ngày nay chẳng còn bàu nước, mà là bát ngát ruộng lúa.


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 18.

Do gần như đã đổ nát hết lúc được tìm thấy, nên bên trong lòng tháp cũng không còn lại gì – nền gạch trong lòng tháp cũng là gạch mới lát lại. Nhưng khi khảo sát khuôn viên khu tháp, người ta còn tìm được khá nhiều phiến đá – phế tích của các bệ thờ, các Yoni - tuy nhiên người ta không tìm được cái Linga nào hết.


Đến thăm tháp cổ Chót Mạt - Ảnh 19.

Vài năm trước, lãnh công việc trông nom quét dọn tháp Chót Mạt là một ông cụ ngoài 70 tuổi. Nhà ông cụ ngay chỗ ngã ba từ con đường đất lớn bên ngoài rẽ vào tháp. Cứ thấy có khách vào tháp là ông cụ lại lóc cóc leo lên chiếc Chaly cũ kỹ chạy vào, đem theo chai nước suối và một tờ tài liệu giới thiệu về tháp.


Xa hơn, đường khó đi hơn và cũng hầu như không còn giữ được hình dạng cũ, tháp cổ Chót Mạt ít được biết đến hơn so với tháp cổ Bình Thạnh cũng trên đất Tây Ninh. Nhưng dù sao, nó cũng là một công trình kiến trúc, điêu khắc có giá trị, phản ánh lại một thời kỳ phát triển của lịch sử vùng đất phương Nam.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo