Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia.
Dù là lũ lụt, nhưng đây lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam và Campuchia.
Cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại.
Cũng nhờ mùa nước nổi mà đất đai canh tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm nay, nước nổi về muộn hơn, nên tôm cá, sản vật cũng về với miền Tây nói chung và Long An nói riêng trễ hơn mọi năm.
Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An, cách TP HCM hơn 120km, nơi đây là vùng giáp với biên giới Campuchia, là khu vực sinh thái đặc trưng của vùng Long An nói riêng và của vùng Nam Bộ nói chung.
Cứ đến mùa nước nổi, cũng là mùa thu hoạch bông súng, đây có thể nói là đặc trưng của mùa nước nổi ở Mộc Hóa, Kiến Tường – Long An.
Ở Kiến Tường, Long An có hàng trăm ha trồng súng, sen để thu hoạch và cung cấp cho khắp các tỉnh thành ở vùng Đông Nam Bộ.
Cứ đến mùa nước nổi, người dân miền Tây cảm thấy vui mừng với hy vọng vụ mùa bội thu.
Chiếc thuyền trôi trên ao tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, đặc trưng của mùa nước nổi
Những đứa trẻ cũng theo cha mẹ ra đồng bắt cá, nô đùa.
Ở Thị xã Kiến Tường, Long An, nước sông Mêkông đổ về ngày một cao, tràn ngập những cánh đồng, là thời điểm lý tưởng để du khách rong chơi mùa nước nổi…
Chúng chơi đùa trên những cánh đồng, hăm hở chạy nhảy...
Những đứa trẻ nô đùa, tinh nghịch tạo nên một bức tranh của tuổi thơ đầy lãng mạn.
Bình luận (0)