Có thể bạn nghĩ rằng với sự phát triển của khoa học công nghệ, không còn nơi nào trên trái đất con người chưa tường tận. Tuy nhiên, sự thật là còn nhiều nơi vẫn còn là ẩn số.
Đỉnh núi cao thứ 40 thế giới nằm ở biên giới Bhutan và vẫn chưa có ai chinh phục thành công. Môi trường trên núi khắc nghiệt, lạnh giá và gió to, với một con dốc dựng đứng dẫn lên đỉnh. Từ năm 1987, chính phủ Bhutan đã ban hành lệnh cấm leo Gangkhar Puensum vì lý do tâm linh. Ảnh: CNTraveler.
Rãnh Mariana là nơi sâu nhất hành tinh (11.034 m). Nếu bạn đặt Everest ở đáy rãnh, đỉnh núi vẫn còn cách mặt nước hơn 1.600 m. Ảnh: National Geographic.
Điểm sâu nhất rãnh Mariana được tàu HMS Challenger II phát hiện năm 1951. Một số hình ảnh về các sinh vật kỳ dị ở đây đã được ghi lại. Tuy nhiên, phần lớn rãnh vẫn chưa được khám phá và không ai biết có những gì dưới đó. Ảnh: NPR.
Đảo Oodaaq, Greenland: Oodaaq là một trong sáu hòn đảo thoát ẩn thoắt hiện ngoài khơi Greenland. Năm 1978, một đoàn địa chất bay qua Kaffeklubben và thấy một dải đất đá hẹp trên biển. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về sự tồn tại của hòn đảo ngoài một số bức ảnh, đoạn phim mờ ảo. Ảnh: Grunge.
Machapuchare, Nepal: Nằm trong dãy Annapurna Himalayas, Machapurchare (hay còn gọi là “Núi đuôi cá”) là đỉnh núi thiêng của Nepal. Chưa có ai chinh phục được đỉnh núi này, và chính phủ Nepal cũng đã cấm người leo lên đây. Tuy nhiên, khu vực chân núi vẫn có nhiều điều để bạn khám phá. Machapurchare có lẽ là một trong những ngọn núi nguyên sơ cuối cùng của dãy Hymalayas. Ảnh: GlobeTrotter/Flickr.
Khu liên hợp rừng núi phía bắc, Myanmar:Công viên quốc gia Hkakabo Razi và khu bảo tồn Hponkan Razi tạo thành Khu liên hợp rừng núi phía bắc rộng lớn của Myanmar. Chỉ 1,4% khu vực này chịu sự tác động của con người. Khu liện hợp này chưa được các nhà khoa học hay cộng đồng leo núi khám phá. Hệ động thực vật hoang dã nơi đây cũng vẫn còn là một ẩn số. Ảnh: WCS.
Hồ ngầm, Bắc Cực: Được phát hiện năm 1973, hơn 400 hồ nước ngầm dưới băng khổng lồ ở Bắc Cực khiến các nhà khoa học choáng ngợp. Phần lớn số hồ này chưa được thăm dò. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng chưa nắm rõ hệ sinh thái phức tạp trong hồ. Ảnh: Grunge.
Rừng Amazon, Nam Mỹ: Trải rộng trên diện tích 6,7 triệu km2, đây là khu rừng lớn nhất hành tinh với độ phức tạp và đa dạng khó nơi nào sánh nổi. Khu rừng này có ít nhất 10% số loài sinh vật trên trái đất. Tuy nhiên, không ai biết rõ dưới tán rừng Amazon có những bí mật gì còn ẩn chứa, do phần lớn khu rừng chưa được thám hiểm. Các nhà khoa học cho rằng ở sâu trong rừng còn nhiều loài động thực vật cũng như các bộ tộc người sinh sống. Ảnh: NDnet.
(Lưu ý: Nếu quý độc giả không nhập thông tin hóa đơn, Dân Việt sẽ xuất hóa đơn điện tử theo thông tin tài khoản cá nhân quý khách đăng ký)
Chuyển khoản qua số tài khoản:
Tên tài khoản: BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Số tài khoản: 000170406123456
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Hội sở
Nội dung chuyển khoản: -
Lưu ý:
Gói đọc báo có thu phí sẽ được kích hoạt trong vòng 5 giờ (giờ hànhchính) sau khi Báo Người Lao Động nhận được thanh toán của bạn.
(*) Bạn đọc lưu ý nhập chính xác Nội dung chuyển khoản ở trên.
(Lưu ý: Nếu quý độc giả không nhập thông tin hóa đơn, Dân Việt sẽ xuất hóa đơn điện tử theo thông tin tài khoản cá nhân quý khách đăng ký)
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương - Hội sở ( Saigon Bank )
Tên tài khoản: BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Số tài khoản: 000170406123456
Nội dung chuyển khoản: -
Lưu ý: Bạn đọc lưu ý nhập chính xác Nội dung chuyển khoản ở trên.
Gói đọc báo có thu phí sẽ được kích hoạt trong vòng 5 giờ (giờ hành chính) sau khi Báo Người Lao Động nhận được thanh toán của bạn.
Bình luận (0)