xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Bài và ảnh: Vân Du

Môi trường sinh thái thay đổi theo hướng khiến nhiều loài động vật hoang dã suy giảm hoặc biến mất sẽ tác động trực tiếp đến con người

Số lượng các loài động vật hoang dã rừng ngập mặn đang suy giảm nghiêm trọng, do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do con người săn bắt trái phép.

Mua bán, săn bắt trái phép vẫn diễn ra

Ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau, cho biết địa phương có 143.604 ha đất lâm nghiệp với 2 hệ sinh thái đặc thù là rừng ngập mặn ven biển tại Vườn Quốc gia (VQG) Mũi Cà Mau và rừng tràm ngập phèn tại VQG U Minh Hạ.

VQG Mũi Cà Mau sở hữu khu rừng ngập mặn nguyên sinh lớn nhất cả nước. Đây là nơi trú ngụ của khoảng 26 loài thú, 93 loài chim, 43 loài bò sát, 139 loài cá... Trong đó, 2 loài nằm trong Sách đỏ thế giới là khỉ đuôi dài, voọc bạc và 4 loài được nêu trong Sách đỏ Việt Nam.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã- Ảnh 1.

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, nơi trú ngụ của rất nhiều loài động vật hoang dã

TS Dương Văn Ni - Trường Đại học Cần Thơ, chuyên gia về đa dạng sinh học ở ĐBSCL - cho rằng một số loài trong tự nhiên suy giảm hoặc biến mất là sự cảnh báo về môi trường sinh thái đang thay đổi. Môi trường sinh thái thay đổi theo hướng khiến nhiều loài suy giảm hoặc biến mất sẽ tác động trực tiếp đến con người, bởi chúng ta nằm trong mắt xích cuối cùng của chuỗi đa dạng sinh học.

Những năm qua, số lượng cá thòi lòi trong các cánh rừng ngập mặn ở Cà Mau suy giảm nghiêm trọng, do bị con người khai thác quá mức để bán cho nhà hàng, quán ăn... Sâu ăn lá cây mắm có tập tính ăn từ cuống ra, đến khi hết lá thì thả dây sang lá tiếp theo rồi xuống mặt đất để di chuyển sang cây khác. Khi sâu xuống tới mặt đất sẽ bị cá thòi lòi ăn hết nên hạn chế được tình trạng lan từ cây này sang cây khác.

"Số lượng cá thòi lòi trong tự nhiên suy giảm khiến sâu phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến khả năng chống chịu mưa bão suy giảm, không giữ được phù sa, gây ra sạt lở đất... Con người sẽ bị tác động trực tiếp bởi sự thay đổi ấy" - TS Dương Văn Ni phân tích.

Từ năm 2021 đến nay, ngành chức năng tỉnh Cà Mau đã phát hiện, bắt giữ và xử lý hành chính 9 vụ liên quan việc mua bán, săn bắt động vật hoang dã. Qua đó, tịch thu 113 cá thể động vật hoang dã thả về môi trường tự nhiên. "Dù công tác bảo tồn thiên nhiên những năm qua được thực hiện tốt nhưng tình trạng săn bắt thú rừng trái phép vẫn còn diễn ra" - ông Lê Văn Hải lo ngại.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp

Ông Nguyễn Văn Thái, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã Việt Nam, cho rằng khi thị trường có nhu cầu sử dụng động vật hoang dã để làm thức ăn, thuốc chữa bệnh... cao thì việc săn bắt, mua bán cũng tăng theo.

"Bên cạnh việc đấu tranh ngăn chặn hành vi săn bắt, mua bán động vật hoang dã, cần phải có những giải pháp kéo giảm nhu cầu sử dụng trên thị trường. Chỉ khi nào thực hiện đồng bộ các giải pháp này, chúng ta mới giải quyết được tận gốc của vấn đề" - ông Thái nhìn nhận.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã- Ảnh 2.

Chú chim dù dì phương Đông rớt xuống rừng do giông lốc, được giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau nuôi dưỡng rồi thả về tự nhiên

Để bảo vệ động vật hoang dã, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, rất cần sự chung tay từ cộng đồng. Bên cạnh đó, dư luận cần lên án mạnh mẽ đối với những hành vi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái bền vững.

Một chuyên gia gợi ý: "Mỗi người cần dứt khoát từ chối, phản đối khi được mời dùng món ăn chế biến từ động vật hoang dã. Khi biết nhà hàng, quán ăn nào buôn bán, chế biến động vật hoang dã, ngoài việc trình báo cơ quan chức năng, thực khách nên thẳng thắn nói với họ rằng từ đây về sau sẽ không trở lại nữa... Khi có nhiều người cùng lên tiếng, những nơi này sẽ phải thay đổi".

Theo chuyên gia nêu trên, song song với việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, chính quyền và các cơ quan chức năng cần nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái theo hướng bảo vệ rừng và động vật hoang dã. Khi có việc làm và nguồn thu nhập ổn định, người dân sẽ chung tay bảo vệ rừng cũng như bảo vệ sự đa dạng sinh học trong hệ sinh thái tự nhiên. 

"Ân nhân" của chú chim dù dì

Cách đây khoảng 3 năm, ông Lê Văn Dũng, Giám đốc VQG Mũi Cà Mau, phát hiện một con dù dì phương Đông rớt xuống rừng do giông lốc nên mang về chăm sóc. Ông đã đặt tên cho loài chim quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam này là "Bu Bo".

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã- Ảnh 3.

Chim dù dì phương Đông quẩn quanh bên ông Lê Văn Dũng

Ông Dũng bắt các loài cá nhỏ cho Bu Bo ăn. Hơn 1 tháng nuôi dưỡng, khi nó biết bay, ông thả về tự nhiên rồi quên luôn. Khoảng 1 năm sau, Bu Bo quay lại VQG cùng chim bố mẹ.

Ông Dũng cho biết khi nghe ông gọi "Bu Bo ơi" hoặc thấy ông uống trà, chú chim non ngày nào vội bay đến bên cạnh và quẩn quanh "ân nhân".

Ông Dũng đã kể lại câu chuyện trên nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ các loài động vật hoang dã đến nhân viên VQG Mũi Cà Mau và người dân xung quanh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo