xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chung tay bảo vệ môi trường biển

Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG

Người dân và chính quyền tỉnh Quảng Nam đã tổ chức triển khai nhiều giải pháp, cách làm hay để cùng chung tay bảo vệ môi trường biển

Sở hữu bờ biển dài gần 125 km, Quảng Nam được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, những hoạt động khai thác hải sản, sinh kế và du lịch đã và đang tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển. Nhận thức rõ điều này, Quảng Nam đã và đang có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường, gìn giữ hệ sinh thái biển, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Giữ đại dương xanh, sạch hơn

Vùng biển Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An) có thể xem là điển hình trong việc nỗ lực bảo vệ môi trường biển hiệu quả tại Quảng Nam.

Từ khi Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009, chính quyền và các tổ chức, cộng đồng dân cư địa phương đã tích cực phối hợp để gìn giữ môi trường biển trong sạch. Trong đó, nổi bật là việc người dân nói không với túi ni-lông, đồ nhựa dùng một lần; góp phần hạn chế đáng kể nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Ngư dân đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đổi rác thải nhựa lấy quà, chung tay bảo vệ môi trường biển

Ngư dân đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đổi rác thải nhựa lấy quà, chung tay bảo vệ môi trường biển

Tiểu khu đồng bảo tồn biển thôn Bãi Hương được thành lập năm 2013 là một điển hình sáng tạo trong việc bảo vệ môi trường biển. Người dân nơi đây trực tiếp tham gia quản lý các hoạt động liên quan việc bảo tồn biển trong khu vực; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng để bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo.

Ban Quản lý Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm cũng triển khai nhiều chương trình thiết thực như: "đổi rác lấy quà", "dọn vệ sinh đáy biển", thành lập đội làm sạch đáy biển... Các hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân và doanh nghiệp, góp phần làm sạch môi trường, bảo vệ hệ sinh thái biển.

Ngư dân đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đổi rác thải nhựa lấy quà, chung tay bảo vệ môi trường biển

Ngư dân đảo Cù Lao Chàm (xã Tân Hiệp, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) đổi rác thải nhựa lấy quà, chung tay bảo vệ môi trường biển

Cùng chung tay làm sạch biển, Hội Phụ nữ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam cũng có cách làm hay, nhận được sự hưởng ứng của người dân địa phương. Đó là chương trình thu gom rác thải nhựa từ biển, biến rác thành tiền để gây quỹ giúp đỡ trẻ em mồ côi và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình này được chị Đặng Thị Mỹ Ly, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Bình Minh, phát động từ tháng 4-2022.

Là một người con vùng biển, chị Ly biết rằng trên mỗi chiếc tàu ra khơi 2-3 tháng thường mang theo rất nhiều thức ăn, nước uống để ngư dân sử dụng. Theo thói quen, các loại rác sinh hoạt trên tàu đều vứt xuống biển. Việc này lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và đa dạng sinh học biển, nhất là các rạn san hô.

Chính từ những suy nghĩ đó, chị Ly nảy sinh ý tưởng xây dựng mô hình thu gom rác thải từ những con tàu và quyết tâm hành động. Để hiện thực hóa, chị tiếp cận các chủ tàu và người thân của họ vận động, tuyên truyền; giúp họ nhận thức rõ về một môi trường đại dương xanh sẽ mang lại lợi ích ra sao.

Chị Ly còn tìm xin lưới cũ và cùng hội viên Hội Phụ nữ xã may thành túi đựng rác, cấp phát cho chủ tàu. Biết được ý nghĩa của chương trình, nhiều chủ tàu đã cùng chung tay với Hội Phụ nữ xã Bình Minh, đưa rác từ đại dương về đất liền. Hơn 2 năm nay, trên mỗi con tàu cập bến, ngoài lượng hải sản đánh bắt được, hình ảnh những túi đựng rác thải nhựa cỡ lớn được ngư dân đưa về bờ đã trở nên quen thuộc với người dân Bình Minh.

Hội Phụ nữ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thực hiện chương trình thu gom rác thải nhựa từ biển, biến rác thành tiền để gây quỹ giúp đỡ trẻ em mồ côi và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Hội Phụ nữ xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam thực hiện chương trình thu gom rác thải nhựa từ biển, biến rác thành tiền để gây quỹ giúp đỡ trẻ em mồ côi và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn

Chị Ly cho biết từ một vài người ban đầu, qua thời gian triển khai, đến nay đã có gần 40 chủ tàu cam kết mang rác từ biển vào đất liền. Hội Phụ nữ xã Bình Minh đã thu gom, bán được gần 30 triệu đồng để gây quỹ hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn.

"Chương trình mang nhiều ý nghĩa, không chỉ giúp bảo vệ đại dương, có nguồn quỹ giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn mà còn làm thay đổi nhận thức của ngư dân và học sinh trong việc bảo vệ môi trường biển" - chị Ly nhìn nhận.

Khai thác hợp lý tài nguyên biển

Theo ông Võ Như Toàn, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam, phát triển bền vững kinh tế biển là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái biển; bảo đảm hài hòa giữa các hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, giữa bảo tồn và phát triển bền vững.

Những năm qua, chính quyền và người dân tỉnh Quảng Nam đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, ông Toàn nhìn nhận việc bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên biển và hải đảo vẫn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Môi trường biển có dấu hiệu bị ô nhiễm; nguồn lợi thiên nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm; việc khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo còn chưa hiệu quả, thiếu bền vững. Nhận thức của người dân về khai thác, sử dụng tài nguyên chưa cao; thói quen tiêu dùng sử dụng sản phẩm nhựa một lần đã và đang đặt ra sức ép lớn với công tác quản lý, bảo vệ môi trường.

Nhận thức về tầm quan trọng của môi trường biển, vừa qua, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, đã ký ban hành kế hoạch thực hiện nghị quyết về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, tỉnh Quảng Nam phấn đấu đến năm 2030, 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các đô thị; rác thải nhựa tại các bãi biển, khu du lịch biển, khu bảo tồn biển và 85% lượng chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển, xử lý bảo đảm theo quy định. 100% các khu bảo tồn biển, khu vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn ở Quảng Nam cũng sớm được xác định, có biện pháp quản lý hiệu quả… 

Những sáng kiến của Đoàn Thanh niên Khu Bảo tồn biển Cù Lao Chàm trong việc phục hồi san hô và nâng cao nhận thức cho cộng đồng, nhất là thế hệ trẻ, cũng đáng được ghi nhận. Các hoạt động như: trại hè san hô, dọn vệ sinh đáy biển, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường... đã góp phần giáo dục thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ biển xanh.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo